Hoàng đế xưa không bao giờ để phi tần cho con bú sữa mà phải nhờ vú nuôi: Tại sao?

13:42, Thứ hai 05/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Tuy nhiên, trong xã hội Trung Hoa cổ đại xưa, các phi tần lại không làm như vậy mà thay vào đó phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua.

Ngày nay, các bà mẹ được khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, trong xã hội Trung Hoa cổ đại xưa, các phi tần lại không làm như vậy mà thay vào đó phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua. Dưới đây là các nguyên nhân khiến hoàng đế xưa không để phi tần cho hoàng tử bú sữa mà phải nhờ vú nuôi.

1. Do yêu cầu của hoàng đế

Lý do quan trọng nhất của việc các phi tần không được phép tự cho con bú là bởi yêu cầu của hoàng đế. Hoàng gia Trung Hoa xưa cho rằng nếu hoàng hậu và con, nhất là hoàng tử quá thân thiết, đứa trẻ có thể dùng quyền lực của mẹ và gia đình bên ngoại để đe dọa đến những hoàng tử khác và thậm chí là cả ngai vàng của vua. Chính vì vậy, hoàng đế không cho phép phi tần cho con bú chính là để bảo vệ sự cai trị của mình được kéo dài cho tới lúc qua đời, đây cũng chính là một lý do ích kỷ của vua.

hoang-de-xua-khong-de-con-bu-sua-me-1

2. Do sự tranh đấu trong hậu cung

Sau khi sinh con, các phi tần phải dành thời gian để hồi phục và mau chóng quay trở lại cuộc chiến giành sự sủng ái của vua. Có thể nói cuộc chiến chốn hậu cung không bao giờ dừng lại, ai cũng muốn tranh giành vô số ân huệ. Địa vị chính trị của mẹ ổn định thì mới có thể giữ an toàn cho con cái. Nếu như vì chăm con mà không có thời gian để hầu hạ hoàng đế, tranh giành sủng ái thì sớm muộn cũng sẽ bị thất sủng. Do đó, việc ở cữ hoàn toàn để chăm con không phù hợp với các mỹ nhân trong cung.

Hơn nữa, để giành được sự yêu thương của vua thì nhan sắc cũng là yếu tố quan trọng. Các phi tần phải luôn giữ gìn vóc dáng và thể trạng tốt, nếu vì cho con bú mà ngực chảy xệ, xấu xí khiến hoàng đế ghét bỏ thì tương lai cũng khó có được cuộc sống tốt đẹp trong hậu cung. Vì vậy, để giữ dáng và lấy lòng hoàng đế, họ để con cho vú nuôi.

3. Để sớm tiếp tục sinh con

Dù khoa học lúc bấy giờ chưa phát triển nhưng người xưa đều biết rằng khi người mẹ không cho con bú, người phụ nữ có thể sớm khôi phục khả năng mang thai. Xã hội xưa quan tâm đến việc sinh con đẻ cái, cần người nối dõi và hoàng gia tất nhiên cũng không ngoại lệ, họ cũng cần đông con cháu để có đủ người thừa kế sự nghiệp cai trị đất nước. Chính vì thế, những đứa trẻ do các phi tần sinh ra đều do vú nuôi chăm sóc để các phi tần có thể tiếp tục hầu hạ hoàng đế.

4. Do địa vị

hoang-de-xua-khong-de-con-bu-sua-me-3

Các phi tần trong cung đều có địa vị cao quý, sau khi trở thành mẫu thân của hoàng tử, công chúa, họ càng trở nên ưu tú hơn. Với địa vị như vậy, việc một phi tần đích thân cởi áo cho con bú có thể bị xem là điều không phù hợp. Do đó, người xưa cho rằng việc cho con bú nên do người khác thực hiện, vì vậy họ sẽ tìm một vú nuôi đặc biệt để nuôi đứa.

Có thể thấy lý do người xưa không cho con bú chủ yếu liên quan tới lợi ích cá nhân, chưa có sự suy nghĩ cho đứa trẻ và bà mẹ. Ngày nay nhờ sự phát triển của xã hội và cả y học, các chuyên gia đã nhận thấy có rất nhiều lợi ích của việc cho con bú trực tiếp, không chỉ tốt cho đứa trẻ mà ngay cả người mẹ cũng được hưởng lợi từ điều này mà tình cảm mẹ con thêm gắn bó.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm