1. Các trường hợp thẻ CCCD sẽ bị thu hồi
Căn cứ Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định việc thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Thẻ CCCD bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Thẻ CCCD bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
+ Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
- Trong thời gian bị tạm giữ thẻ CCCD, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ CCCD khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD: + Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền thu hồi thẻ CCCD. + Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD.
Do đó, trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì mới bị thu hồi thẻ CCCD.
2. Người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam được cấp thẻ CCCD không?
Cụ thể Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định người được cấp thẻ CCCD và số thẻ CCCD cho đối tượng sau:
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ CCCD.
- Số thẻ CCCD là số định danh cá nhân. Qua đó, cho thấy trường hợp công dân được cấp thẻ CCCD là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên do đó nếu công dân là người nước ngoài mà được cấp quốc tịch Việt Nam thì vẫn được cấp thẻ CCCD theo quy định.
3. Trình tự cấp thẻ CCCD lần đầu cho người mới nhập tịch Việt Nam
Theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD đối với người lần đầu làm thẻ CCCD như sau:
Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.
Bước 2: Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD thu nhận thông tin công dân:
- Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay.
- Chụp ảnh chân dung.
- In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định.
- Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Bước 3: Tra cứu tàng thư CCCD để xác minh thông tin công dân (nếu có).
Bước 4: Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Bước 5: Trả thẻ CCCD và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Như vậy, trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì mới bị thu hồi thẻ CCCD.
Tác giả: Min Min
-
Lễ 2/9 năm 2023, người lao động được nghỉ mấy ngày?
-
Trước khi chuyển khoản nhớ làm 1 bước này: Biết ngay số tài khoản ngân hàng có phải lừa đảo hay không?
-
Đại học Ngoại Thương công bố điểm chuẩn năm 2023
-
Nhấn 1 nút này, ẩn tài khoản Zalo ngay, người lạ biết số điện thoại cũng không tìm được
-
Nghề mới "việc nhẹ lương cao", không cần bằng cấp vẫn kiếm 100 triệu/tháng