Chúng ta đều biết rằng nhà vệ sinh là một trong những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là bồn cầu. Khi sử dụng trong thời gian dài, bồn cầu sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn, gây ố màu, sinh ra mùi khó chịu. Điều này không chỉ làm cho phòng tắm có mùi, nó còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào các phòng khác trong căn nhà bởi nhà vệ sinh là nơi rất ít đóng cửa.
Nên đóng hay mở nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh?
Theo Charles P. Gerba – Giáo sư vi sinh học của trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ), việc không đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước không những gây bất tiện mà còn rất mất vệ sinh. Bởi chúng sẽ khiến vi khuẩn từ bồn cầu “phát tán” khắp mọi nơi. Đây chính là hiệu ứng aerosol (hiệu ứng bình phun).
Nghĩa là chúng sẽ tạo nên một lực phun cực kỳ mạnh từ bồn cầu ra ngoài. Khi ấy, nếu bạn không đậy nắp bồn cầu thì nhiều giọt nước li ti sẽ bắn ra ngoài. Và đây cũng chính là cơ hội để đám vi khuẩn “bay” vào không khí và “cư trú” khắp nơi ở nhà vệ sinh hoặc phòng tắm, kể cả bàn chải đánh răng, khăn tắm, tường,...
Thông thường, trung bình một người sẽ xả nước bồn cầu tầm 6 lần/ngày, nghĩa là tổng cộng gần 2190 lần/năm. Trong khi đó, các vi khuẩn có thể bị phun cao đến 2,5 m khi xả nước và tồn tại ngoài môi trường tầm 1 tiếng.
Điều này đồng nghĩa là có rất nhiều vi khuẩn xung quanh chúng ta. Đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella như Norovirus (virus gây tiêu chảy, nôn ói, đau bụng), viêm gan A,... có thể đi theo các hạt phân tử vào miệng.
Các chuyên gia khuyên, không dùng nhà vệ sinh thì tốt nhất bạn cũng nên đóng nắp bồn cầu lại.
Bởi điều này không chỉ hạn chế vi khuẩn xuất hiện ở không khí mà còn giúp bảo vệ sự an toàn của bé (nếu gia đình có trẻ nhỏ).
Ngoài ra đóng nắp nhà vệ sinh nhằm:
Giảm nguy cơ tiêu chảy, nôn mửa
Theo các chuyên gia một người trung bình xả nhà vệ sinh 5-6 lần mỗi ngày, nghĩa là xả nước bồn cầu 2.000 lần/năm. Với từng đó lần xả nước, sẽ có bao nhiêu vi khuẩn phát tán trong không gian nếu tất cả các lần xả nắp bồn cầu đều mở.
Các chuyên gia cho hay, bàn chải đánh răng sẽ không thoát khỏi đám vi khuẩn này. Nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy... như E.coli, Streptococcus và Salmonella rất dễ di chuyển từ phế thải của người sang bàn chải. Nếu có thói quen đóng nắp bồn cầu trước khi giật nước thì nguy cơ này được đẩy lùi.
Hạn chế nhiễm chất tẩy rửa
Khi làm sạch bồn cầu bằng hóa chất, điều cần làm là nên đậy nắp bồn cầu lại rồi mới xả nước.
Thử tưởng tượng nếu hóa chất tẩy rửa bắn tứ tung, chúng có khả năng gây bỏng mắt, bỏng da, thậm chí gây kích ứng phổi nếu bị dính lên người với số lượng lớn.
Sử dụng bồn cầu đúng cách
- Đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước
- Bàn chải đánh răng hay các sản phẩm vệ sinh cá nhân phải để ở vị trí cách xa bồn cầu
- Nếu sử dụng nhà vệ sinh công cộng, sau khi bấm nút xả nước phải đi ra ngoài ngay.
- Việc làm sạch nhà vệ sinh cũng như bồn cầu hằng ngày sẽ giữ cho mọi thứ sáng sủa và ngăn chất bẩn tích tụ. Giúp nhà vệ sinh không có mùi khó chịu cũng như tồn tại những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Một số sai lầm khi dùng nhà vệ sinh
- Không làm khô bàn chải cọ bồn cầu: Nếu bàn chải cọ bồn cầu luôn ẩm ướt, nó sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời của vi khuẩn. Bởi vậy sau mỗi lần sử dụng, hãy làm khô bằng mọi cách.
- Không khử trùng bàn chải cọ nắp bồn cầu: Hai tháng một lần cần khử trùng bàn chải cọ bồn cầu để loại bỏ vi khuẩn.
- Dành nhiều thời gian ngồi trên bồn cầu: Nhiều người có thói quen đọc báo, lướt internet mỗi khi đi vệ sinh. Tuy nhiên các bác sĩ cảnh báo nếu dành thời gian quá lâu cho việc đi vệ sinh, rất có thể gây ra bệnh trĩ.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
4 cách ăn bánh Trung thu khôn ngoan giúp chị em không tăng cân, giữ dáng nuột
-
Đông Tây y chứng minh: 6 ‘vị thuốc tiên’ dùng để trị cảm cúm, ốm vặt rất công hiệu
-
5 nhóm thực phẩm hễ kết hợp với nhau là trở thành ‘kẻ thù’ của đường ruột
-
Phụ nữ chăm uống mật ong với thứ này vừa sạch ruột, hạ đường huyết, da láng mịn: U60 cũng không lo già
-
2 bộ phận bổ nhất của con lợn, nhiều người đi chợ nhiều mà lại thường bỏ qua