Nên làm gì khi bị bệnh blốc nhĩ thất?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh blốc nhĩ thất thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Các dấu hiệu và triệu chứng của block tim

Block tim có thể gây ra một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:

- Khó thở

- Nhịp tim không đều (đánh trống ngực)

- Cảm giác lâng lâng

- Ngất xỉu, choáng ngất

- Đau, khó chịu ở ngực

- Khó khăn khi tập luyện hoặc làm việc gắng sức vì không đủ máu bơm khắp cơ thể.

Block tim thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi có tiền sử bệnh tim hoặc có thói quen hút thuốc.

Các biến chứng của block nhĩ thất

Block nhĩ thất làm cản trở tín hiệu điện tim đi tới tâm thất – buồng tim chịu trách nhiệm co bóp và đẩy máu đi nuôi cơ thể, do đó có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

-  Chậm nhịp tim, khoảng 40 nhịp/ phút

-  Tâm thất co không hoàn toàn, khiến máu không được bơm đủ ra tuần hoàn, gây suy tuần hoàn.

-  Đột tử do tim, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ trong vòng khoảng 1h sau khi khởi phát.

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị blốc nhĩ thất

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Chẩn đoán block nhĩ thất

Block nhĩ thất có thể được chẩn đoán chính xác thông qua một số kết quả xét nghiệm sau :

Kết quả đo điện tâm đồ ECG

Kết quả đo nhịp tim bằng điện tâm đồ Holter

Kết quả hình ảnh siêu âm tim

Kết quả đo điện sinh tim

Kết quả kiểm tra Tilt-Table

Điều trị bệnh block nhĩ thất

Bệnh block nhĩ thất không có điều trị cụ thể. Những người bệnh không có triệu chứng thường không cần điều trị.

Với những người bệnh đã có triệu chứng, việc điều trị là cần thiết. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Thuốc điều trị block nhĩ thất

Các thuốc dùng cho người bệnh block nhĩ thất nhằm mục đích điều trị các bệnh lý nền gây ra block như thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc suy tim.

Thuốc chống đông cũng có thể được dùng để ngăn ngừa nguy cơ huyết khối.

Máy tạo nhịp tim

Nếu người bệnh block nhĩ thất từng bị ngất xỉu, bác sỹ sẽ khuyến cáo họ nên cấy một máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị được cấy dưới da, có kích thước khá nhỏ, giúp điều hòa và duy trì nhịp tim ổn định.

Chi phí của một ca cấy ghép máy tạo nhịp tim khá cao, có thể lên đến 100 triệu đồng. Những người bệnh đã ghép máy tạo nhịp tim nên thận trọng với tất cả các thiết bị điện từ như điện thoại, ti vi, đài, và khi đi qua cổng quét từ của siêu thị, nhà hàng, sân bay… để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của máy.

Nếu được chẩn đoán block nhĩ thất, dù ở bất kỳ mức độ nào, bạn cũng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám định kỳ tại một cơ sở tim mạch uy tín. Đừng coi thường dạng rối loạn nhịp này bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của bạn.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh