Những ai thường hay mắc bệnh phổi kẽ?

13:00, Thứ bảy 17/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Bệnh phổi kẽ là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy nhũng đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

 Những ai thường hay mắc bệnh phổi kẽ?

Bệnh phổi kẽ  thường xảy ra ở những đối tượng như sau: Bệnh nhân mắc một trong số các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi, nhiễm virus,vi khuẩn, nhiễm nấm và ký sinh trùng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi kẽ, người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào, người bị suy giảm miễn dịch…

Một số nghề nghiệp phải tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại như hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói, hoá chất, xăng dầu, amoniac, khí clo, các  bụi hữu cơ như bụi ngũ cốc, mía đường, bụi nấm mốc... Người bệnh đã được trị liệu bức xạ, dùng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh… Ngoài ra còn có một số bệnh nhân mắc bệnh không rõ nguyên nhân.

Bệnh phổi kẽ ảnh hưởng đến 595.000 người trên toàn cầu trong năm 2013, 471.000 trường hợp trong số đó đã tử vong.

30.nhung-ai-hay-bi-benh-phoi-ke-phunutoday.vn

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh phổi kẽ bao gồm:

Tuổi tác. Bệnh phổi kẽ có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi bị ảnh hưởng;

Tiếp xúc với độc tố trong lúc làm việc và môi trường. Nếu bạn làm việc trong ngành khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng hoặc vì lý do nào đó tiếp xúc với các tác nhân môi trường gây thiệt hại phổi thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh phổi;

Bệnh sử gia đình. Một số hình thức của bệnh phổi kẽ là do di truyền và nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ sẽ tăng lên nếu các thành viên trong gia đình bạn có mắc bệnh này;

Bức xạ và hóa trị/thuốc điều hòa miễn dịch. Điều trị bức xạ vùng ngực hoặc sử dụng một số liệu pháp hóa trị hay thuốc điều hòa miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ;

Hút thuốc. Một số bệnh phổi kẽ có nhiều khả năng xuất hiện ở những người có tiền sử hút thuốc lá, hút thuốc trực tiếp có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu có liên quan đến khí phế thũng.

Bệnh phổi kẽ có nguy hiểm không?

Bệnh phổi kẽ hình thành mô sẹo trong phổi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh:

Thiếu oxy trong máu: có thể gây phá vỡ chức năng cơ bản của cơ thể

Cao huyết áp ở phổi: bệnh phổi kẽ tác động đến cách động mạch phổi, hạn chế lưu lượng máu trong phổi, tăng áp suất động mạch phổi.

Suy hô hấp: ở giai đoạn cuối của bệnh phổi kẽ, hiện tượng suy hô hấp xảy ra khi nồng độ oxy trong máu quá thấp, áp lực động mạch phổi tăng dễ dẫn đến suy tim.

Suy tim: đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh phổi kẽ, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link