Ngoài chức năng làm sạch máu bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, thận cũng thực hiện một loạt các vai trò thiết yếu khác như điều hòa bài tiết kali và cân bằng nồng độ axít, qua đó giúp điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Ngoài ra thận còn sản xuất vitamin D giúp xương chắc khỏe và đảm bảo tiến trình sản xuất hồng cầu hoạt động hiệu quả.
Tiến sĩ Jeremy Allen, Giám đốc tổ chức Sức khỏe Gia đình tại Mỹ cho biết những triệu chứng bệnh liên quan đến thận thường rất kín đáo và rất khó phát hiện. Vì thế, một khi phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo, bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.
Dù "hầu như không có triệu chứng nhưng bệnh nhân vẫn có thể mất đến 90% chức năng thận khi phát hiện ra bệnh". Cách tốt nhất để giữ cho cơ quan này tránh khỏi các mối nguy hại là kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp luôn ở mức ổn định.
"Tăng huyết áp và bệnh tiểu đường là hai thủ phạm chính gây ra ít nhất 2/3 số ca suy thận," Jonathan Shaffer, dược sĩ học kiêm bác sĩ nội khoa tại trung tâm Concierge Choice Physicians, Pháp cho biết.
Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm cả kiểm tra máu để phát hiện kịp thời các vấn đề trong cơ thể. Tuy phát triển và hình thành trong im lặng nhưng vấn có những dấu hiệu của thận mà bạn dễ dàng nhận biết.
Dấu hiệu mắc bệnh thận
Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...
Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.
Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.
Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Thấy cơ thể có dấu hiệu này đi bệnh viện ngay kẻo ung thư giai đoạn cuối
-
Thói quen "chết người" khi vệ sinh vùng kín chị em nào cũng mắc
-
Dấu hiệu bệnh ung thư bạch cầu mà hầu như ai cũng không hề ngờ tới
-
Món ăn này là nguyên nhân gây ung thư lớn nhất nhưng hơn 80% người Việt ưa chuộng
-
Kết hợp thực phẩm này với sữa sẽ đặc biệt hại sức khỏe mà ít ai ngờ tới