Dấu hiệu bệnh ung thư bạch cầu mà hầu như ai cũng không hề ngờ tới

15:30, Thứ sáu 20/01/2017

( PHUNUTODAY ) - Dấu hiệu bệnh ung thư bạch cầu mà hầu như ai cũng chẳng hề ngờ tới - hãy chú ý ngay kẻo hối không kịp.

dau-hieu-ung-thu-bach-cau

 

Ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng ung thư ác tính. Khi mắc bệnh, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho cơ thể. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần, người bệnh thiếu máu dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng

Mệt mỏi

Khi mắc ung thư bạch cầu, số lượng hồng cầu trong cơ thể có xu hướng giảm mạnh; khiến chúng khó lòng có thể đảm bảo nhiệm vụ đưa oxy đến các vị trí trong cơ thể.

Kết quả là người bệnh đối diện với tình trạng thiếu máu; gặp các chứng như yếu cơ, ít sức vận động. Ngoài ra, các tế bào máu trắng thường có nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn bình thường.

Đau xương, khớp

Một biến chứng thường gặp của bệnh ung thư máu là đau ở xương và khớp. Đau nhức xảy ra do tủy xương bị lấp đầy bởi các tế bào bất thường.

Giảm cân đột ngột

Khi mắc bệnh, dù bạn có tăng cường nhiều chất bổ dưỡng thì vẫn nguy cơ giảm cân vẫn diễn ra như thường. Nguyên nhân là khi lượng bạch cầu trong cơ thể tăng cao, nó có nhu cầu sử dụng một lượng mỡ cực lớn.

Nhức đầu, suy giảm trí nhớ

Không giống như đau đầu do căng thẳng hay thời tiết, cơn đau đầu của bệnh nhân ung thư bạch cầu thường kéo dài, dữ dội kèm cảm giác nhức nhối toàn thân. Lý do của những cơn đau đầu này do là máu chảy tới não bộ và tủy sống bị hạn chế. Khi cơn đau đầu diễn ra, mạch máu bị chèn ép. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể bị tai biến.

Xuất hiện vết bầm tím, dễ chảy máu

Đây là những triệu chứng khá phổ biến của ung thư bạch cầu ở trẻ em. Để phát hiện sớm, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua các chấm đỏ nhỏ xuất hiện trên da; các vết bầm tím khi chắc chắn con mình không va chạm mạnh vào đâu.

Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở những vị trí như ngón tay, bàn tay, bụng và lưng.

Da trở nên xanh xao

Vẻ nhợt nhạt của da người mắc ung thư bạch cầu bắt nguồn từ việc lượng bạch cầu tăng lên, “áp đảo” tế bào hồng cầu khiến cơ thể đối diện với tình trạng thiếu máu.

Xuất hiện các hạch bạch huyết

Những vị trí như cổ họng, nách, bụng, dưới cánh tay… thường được các cục hạch “ghé thăm”. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng ung thư bạch cầu làm giảm khả năng sản sinh tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu khoẻ mạnh.

Vì thế, cơ thể mất dần khả năng phản ứng với nhiễm trùng, thương tổn, dẫn tới sự xuất hiện của các hạch nhỏ.

Thường xuyên bị sốt, nhiễm trùng

Dù mắc ung thư bạch cầu cấp hay mãn tính đều làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây sốt kéo dài. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị nhiễm trùng hơn so với khi khỏe mạnh.

Ngoài những triệu chứng trên, bạn cũng không nên bỏ qua các dấu hiệu của ung thư bạch cầu như đổ mồ hôi đêm, đau xương hoặc đau bụng.

Điều trị

Việc điều trị ung thư bạch cầu là phụ thuộc vào loại/loại phụ chính xác của ung thư bạch cầu. Các phương thức điều trị khác nhau bao gồm hóa trị, liệu pháp sinh học, phương pháp điều chỉnh miễn dịch, cấy ghép tế bào gốc và xạ trị.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê