Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây khi ngủ các mẹ phải cho đi khám ngay

( PHUNUTODAY ) - Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây khi ngủ các mẹ phải cho đi khám ngay - lưu ý nhé các bạn!

 

Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu dưới đây, các mẹ hãy cho đi khám ngay nhé:

Trẻ ngáy khò khò khi ngủ

Trẻ ngáy khi ngủ thường do vấn đề ở mũi họng hay amidan gây ra, có khi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cấu tạo dạng sọ của trẻ.

Ngáy làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ, có hại đến phát triển thể chất và đặc biệt là ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Trẻ ở độ tuổi phát triển, giấc ngủ ngon giúp não tiết ra nhiều hooc-mon có lợi, thúc đẩy nhiều hệ cơ quan trong cơ thể phát triển. Nếu trẻ không có giấc ngủ tốt, hooc-mon sẽ sản sinh ít khiến trẻ bị chứng thấp còi.

Trẻ nghiến răng khi lúc ngủ

Trẻ nghiến răng trong lúc ngủ có thể do những nguyên nhân sau:

- Ký sinh trùng đường ruột: giun đũa náo loạn trong bụng trẻ khiến đường ruột bị ảnh hưởng và gây ra phản xạ co của cơ nhai khiến trẻ có biểu hiện nghiến răng.

- Căng thẳng thần kinh: Ban ngày trẻ bị bố mẹ, thầy cô trách phạt hay quá phấn khích trước khi đi ngủ cũng khiến cơ nhai của trẻ chịu tác động, khi ngủ say trẻ sẽ không ngừng nghiến răng.

- Rối loạn chức năng tiêu hóa: Trước khi đi ngủ bé ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa phải tăng cường độ làm việc cũng gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ.

- Mất cân bằng dinh dưỡng: Trẻ em thường không thích ăn rau khiến cho lượng dinh dưỡng trong cơ thể bị mất cân bằng. Lâu dần sẽ gây ra sự thiết hụt trầm trọng vitamin và nguyên tố vi lượng, đến tối cơ nhai lại co rút dẫn đến hiện tượng nghiến răng.

- Cấu trúc răng: 2 hàm răng trên và dưới không khít, không đều cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiến răng ở trẻ.

 

Trẻ giật mình khi ngủ

- Trẻ thiếu canxi: Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

- Biểu hiện bất thường về chức năng não: Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Phải có thêm nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán chính xác.

Vì vậy, trẻ bị giật mình khi ngủ có thể là biểu hiện bình thường nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Nếu hiện tượng này lặp lại liên tục và trẻ có những biểu hiện lạ, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở uy tín để bác sĩ có lời khuyên tốt nhất.

Đổ mồ hôi khi ngủ

Những em bé bị bệnh tim bẩm sinh có thể đổ rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có thể đổ mồ hôi quá mức ngay cả khi bé ăn và chơi. Căn bệnh này xảy ra đối với những trẻ có một số khiếm khuyết nhỏ trong sự phát triển của tim.

Tác giả: Ngọc Lê