Ngậm nước này buổi sáng sạch bay mùi hôi miệng

( PHUNUTODAY ) - Bạn hãy bỏ túi mẹo đơn giản này để khử mùi hôi miệng tại nhà cực nhanh nhé!

Hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.

Mùi hôi ở miệng phần lớn là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình. Nhưng 3 chất chính gây ra hôi miệng đó là:

Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi trứng thối.

Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gaz để nhận biết khi gaz xì vì có mùi rất nồng.

Dimethyl sulfide (CH3SCH3).

Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng.

Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều, vuợt qua khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng, thì khi đó có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được, lúc đó ta bị chứng hôi miệng.

Súc miệng bằng nước muối chữa trị hôi miệng

Bạn có thể hết hôi miệng bằng nước muối.

Phương pháp chữa hôi miệng bằng cách súc nước muối được xem là phương pháp chữa tuyệt vời nhất. Súc miệng bằng nước muối không chỉ đánh bay mùi hôi khó chịu mà còn bảo vệ răng miệng luôn được chắc khỏe. Với thành phần flo có trong muối sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và chống viêm vô cùng tuyệt vời. Đây sẽ là phương pháp chữa trị hiệu quả mà còn tiết kiệm khá nhiều thời gian, tiền bạc cho bạn, vì vậy hãy áp dụng ngay nhé.

Để chữa hôi miệng, bạn chỉ cần dùng 100ml nước ấm cho 1 thìa muối ăn vào hòa tan, sau đó dùng để súc miệng vào mỗi tối và mỗi sáng sau khi thức dậy. Vì đây là thời gian mà những vi khuẩn bắt đầu gây hại cho răng miệng mình. Tuy nhiên, khi pha nước muối súc miệng bạn cũng cần chú ý, nước quá mặn hay quá nhạt đều không tốt. Pha nước muối với công thức 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có nồng độ 0,9 % là lời khuyên pha nước muối sinh lý đúng cách được nhiều chuyên gia đưa ra.

Súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp đánh bay mùi hôi mà còn chữa trị những triệu chứng khó chịu của chứng viêm xoang, viêm mũi, ho, đau họng,… Cần kiên trì thực hiện súc miệng nước muối thường xuyên vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp mùi hôi nhanh chóng triệt để. Bên cạnh đó, người bệnh cần vệ sinh răng miệng luôn được sạch sẽ thì bệnh hôi miệng vĩnh viễn biến mất.

Phòng ngừa hôi miệng như thế nào? Đánh răng thường xuyên và chăm vệ sinh lưỡi. Đánh răng ít nhất 2 lần ngày giúp loại bỏ những thức ăn thừa còn bám lại trong miệng. Nếu những mảng thức ăn này không được lấy đi sẽ tích tụ lại, gây ra mùi hôi miệng. Khi đánh răng nhớ đừng quên vệ sinh cả lưỡi để làm sạch vi khuẩn nhé.

Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách, hiệu quả cao?

Giữ ấm khoang miệng bằng nước và kẹo cao su

Các vi khuẩn tấn công răng thường hoạt động trong môi trường khô vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để tạo không khí ẩm trong khoang miệng, ngăn vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn giúp miệng luôn có độ ẩm.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thảo mộc như lá bạc hà, hương thảo, khuynh diệp,… có khả năng khử mùi khó chịu trong hơi thở rất tốt. Hoa quả và rau xanh như cần tây, cà rốt, táo, cam, quýt… có chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nướu, lợi. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa chua, phomat…có tác dụng diệt vi khuẩn hữu hiệu. Sử dụng kẹo cao su không đường cũng giúp hơi thở của bạn được cải thiện ngay lập tức.

Đặc biệt, bạn nên hạn chế các loại củ có mùi nồng (tỏi, hành), chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê), thức ăn giàu protein (thịt, cá) để không gây hôi miệng.

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh