Nhiều người mới đầu đọc lên sẽ hiểu sai câu nói này. Hiểu theo nghĩa đen, câu nói này dường như muốn nói rằng một nghìn người làm việc chăm chỉ để kiếm tiền không bằng một người ngủ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Cũng có người còn cho rằng nghìn người chăm chỉ kiếm tiền này là nhân viên, người ăn ngủ là sếp, dù không làm gì vẫn được tiền. Cách hiểu trên không phải là nội hàm đích thực của câu tục ngữ này, “một nghìn” trong câu tục ngữ này không thực sự ám chỉ một nghìn người, mà chỉ nhiều người, chỉ người với số lượng lớn. Vì vậy, câu này nên hiểu là: nhiều người đi kiếm tiền, không bằng một người ngủ yên.
Tại sao người xưa lại nghĩ như vậy?
Trong câu tục ngữ này, người đang ngủ không dùng để chỉ người sống mà là tổ tiên đã khuất. Người xưa mô tả rằng sau khi một người qua đời, thì giống như đi vào giấc ngủ ngàn thu.
Người xưa rất tin vào phong thủy, câu nói xuất phát từ cuộc sống, tự nhiên có rất nhiều câu nói liên quan đến phong thủy.
Trong việc xây dựng nhà cửa, người xưa rất chú trọng đến hình thái phong thủy, họ tin rằng phong thủy tốt sẽ mang lại may mắn, ngược lại phong thủy xấu có thể mang lại xui xẻo.
Thời cổ đại có hai loại nhà, một là “dương trạch” nơi ở của người sống, hai là “âm trạch” nơi người đã khuất ở, cũng chính là nơi an táng linh cữu của tổ tiên, là phần mộ của tổ tiên.
Người xưa cho rằng số mệnh của một người không chỉ ảnh hưởng bởi phong thủy dương trạch, mà còn bị ảnh hưởng phong thủy âm trạch của tổ tiên, cho nên việc xây mộ thời xưa rất được coi trọng.
Sau khi đã hiểu được quan niệm tư duy của người xưa thì câu tục ngữ này sẽ dễ dàng lý giải.
Ngày nay, câu nói này còn đạo lý, và còn giá trị nữa không?
Hiện tại nhiều người tin rằng một cuộc sống tốt đẹp là do chính tay mình tạo ra chứ không phải tin tưởng vào số mệnh và sự phù hộ của tổ tiên một cách mù quáng.
Nhưng câu nói này cũng phản ánh quan niệm truyền thống của người xưa là kính trọng ông bà tổ tiên. Có lẽ không chỉ ở Á đông, ở Việt Nam mà trong các nền văn hóa khác, lòng hiếu kính với cha mẹ ông bà tổ tiên là một trong những giá trị phổ quát được trân trọng, phổ biến và thực hành nhiều nhất.
Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, phản ánh quan niệm trọng đạo hiếu của dân tộc, đạo hiếu nói chung thể hiện ở sự hiếu thảo, hiếu kính v.v. Giới trẻ hiện nay nên tiếp thu và truyền thừa những mỹ đức tốt đẹp này của dân tộc, làm rạng rỡ truyền thống đạo hiếu hàng nghìn năm nay.
Đạo hiếu không chỉ là phải hiếu thuận, kính cẩn khi cha mẹ còn sống, mà khi cha mẹ qua đời, còn phải giữ lễ nghĩa, truyền dạy truyền thống đạo hiếu cho con cái về sau.
Tác giả: Mộc
-
Cổ nhân nhắc nhở: Lấy chồng đừng bỏ qua 3 to, 2 dài nửa đời sau ngồi rung đùi hưởng lộc, đó là gì?
-
Vì sao các cụ dạy không được xới cơm một lần?
-
6 cây cảnh càng trồng sớm càng nhiều lộc, giúp chủ nhà làm ăn phát tài, phú quý đầy tay
-
Điều hòa lắp ở 4 vị trí này vừa hại sức khỏe vừa hao tổn tài lộc: Xem nhà mình có mắc phải không
-
Trong bếp xuất hiện 5 đặc điểm này: Gia chủ làm mấy vẫn nghèo, cuộc sống khó khăn chồng chất