Bạn đặt mua một món hàng, vài ngày sau bạn đã có thể vui vẻ và thoả mãn với việc sở hữu món hàng đó. Nhìn thì rất đơn giản, nhưng đằng sau mỗi giao dịch thành công là chuỗi các hoạt động cùng phối hợp để đảm bảo sản phẩm cuối cùng từ điểm sản xuất tới tay bạn một cách nhanh nhất. Và các hoạt động đó được gọi là Logistics, một yếu tố quan trọng đảm bảo vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ thành công.
Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
Logistics hiện đang có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, là ngành được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam trong tương lai.
Lương "khủng" nhưng khó tuyển người
Hiện cả nước có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, đưa ra kết quả khảo sát giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 – 330.000 chỗ làm việc, trong đó ngành Logistics chiếm 5%.
Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 – 9 triệu/tháng. Nhân viên chính thức Logistics có mức lương trung bình từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, có chuyên môn tốt thì mức lương sẽ cao hơn.
Đối với vị trí Quản lý (Logistics Manager) dao động từ 3.000 – 4.000 USD/tháng (khoảng 69 – 92 triệu đồng/tháng). Vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng (Supply Chain Director) có mức lương dao động từ 5.000 – 7.000 USD/tháng (114 – 160 triệu đồng).
Logistics là ngành đem đến nhiều cơ hội cũng như tạo thách thức lớn. Dù nguồn nhân lực luôn khan hiếm nhưng các công ty luôn tìm kiếm các ứng viên hội tụ đầy đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng.
Đặc điểm người phù hợp với ngành học Logistics: Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt; Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc; Giỏi ngoại ngữ, tin học; Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm; Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp; Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.
Công việc cụ thể của ngành Logistics
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Là người bán dịch vụ và sản phẩm, luôn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng. Vị trí này không khó xin, nhiều công ty sẵn sàng đào tạo sinh viên mới ra trường. Đây là vị trí đầu tiên mà nhiều người bắt đầu làm khi đến với Logistics, đem lại rất nhiều kiến thức nền bổ ích.
Nhân viên hiện trường: Đây là người thường xuyên đến các kho bãi, cảng hàng không để làm thủ tục thông quan và nhận hàng từ công ty vận tải. Vị trí này khá vất vả, thường phù hợp với nam giới.
Nhân viên giao nhận vận tải, phân phối: Là người chịu trách nhiệm vận tải đơn hàng, thực hiện các công việc theo kế hoạch mà cấp trên đề ra, đảm bảo hàng luôn an toàn, đến nơi khách hàng cần nhận.
Nhân viên thanh toán quốc tế: Nhiệm vụ của họ là giúp khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế. Ở vị trí này đòi hỏi bạn phải biết các nghiệp vụ xuất nhập khẩu quốc tế, Logistics… Nơi làm việc thường ở ngân hàng hoặc các công ty xuất nhập khẩu. Đây là vị trí có môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu nhập cao, học hỏi được nhiều điều nhưng yêu cầu bạn phải giỏi Tiếng Anh.
Ngoài ra, có các vị trí khác như: Điều phối viên, nhân viên kế hoạch thu mua, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, chuyên viên quảng cáo. Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…
Học ngành Logistics nên chọn trường nào?
Để học ngành Logistics, bạn có thể tham khảo các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội và TP HCM...
Tác giả: Vũ Thêm
-
6 nghề không cần bằng cấp nhưng lương khởi điểm luôn cao, nghề thứ 3 thu nhập khủng
-
6 nghề luôn khát nhân lực lương cao chót vót đủ sức mua nhà, sắm xe không lo thất nghiệp
-
Cha mẹ thương con đừng cho làm 4 công việc này: Lương thấp, không có tiền đồ lại dễ bị đào thải
-
5 ngành nghề cứ đi du học là kiếm tiền dễ như ăn kẹo, lương 9 con quá thường
-
5 ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay, ra trường 2 năm là mua được ô tô