Ngày Cách mạng tháng Tám là ngày nào năm nay?

( PHUNUTODAY ) - Không ai trong mỗi người dân Việt Nam có thể quên được trận đánh lịch sử mà hào hùng của dân tộc ta, đặc biệt là Cách mạng tháng Tám, nhưng các bạn còn nhớ Cách mạng tháng Tám là ngày không?

Ngày Cách mạng tháng Tám là ngày nào?

Để giúp các bạn biết được nguồn gốc cãng như ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám thì các bạn đừng bỏ lỡ những thông tin ngay dưới đây nhé!

Ngày Cách mạng tháng Tám là ngày nào?

Ngày Cách mạng tháng Tám năm 2017 rơi vào Thứ bảy, ngày 19 tháng 8 năm 2017.

Nguồn gốc của Cách mạng tháng Tám

Nguồn gốc của tên gọi “Cách mạng tháng Tám”

Cách mạng tháng Tám (19/8/1945) là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc Việt Minh tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn, được Nhật bảo hộ, bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945.

Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,... ở một số địa phương.

Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh.

Diễn biến của Cách mạng tháng Tám 1945

Cũng trong thời điểm này các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng... cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam tại một số ít địa phương trao quyền lực cho họ.

 

Trừ một số địa phương tỉnh lỵ Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay Việt Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ, muộn nhất là trước ngày 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên.

Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào.

Lạng Sơn đã giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng)

Vĩnh Yên do Quốc dân đảng nắm giữ, Hải Ninh - Móng Cái do Cách mệnh Đồng Minh hội nắm, một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)... Kết quả chính phủ cũ giải tán và sau đó đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày Cách mạng tháng Tám là ngày nào?

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám:

+ Đập tan xiềng xích nô lệ

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã tập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ vươn lên trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động bí mật, trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.

+ Là một

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong những nước đi tiên phong trong việc xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của biết bao thế hệ người Việt Nam xưa và nay.

+ Là thắng  lợi đầu tiên của cách mạng ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng thành trì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp ức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh