Thắp hương vào mồng 1 và hôm rằm ĐÚNG, CHUẨN không phải ai cũng biết!

( PHUNUTODAY ) - Thắp hương cũng là nét đẹp văn hóa tồn tại từ lâu đời của người Việt Nam.

Thầy Nguyễn Xuân Điều,  Trưởng bộ môn Trường Sinh học Dưỡng Sinh (trực thuộc Trung tâm UNESSCO – Văn hóa Dòng họ và Gia đình Việt Nam)  chia sẻ trên  báo tamsugiadinh.vn: Có ý kiến cũng cho rằng, hai ngày đó là ngày của Phật nên phải thắp hương nhưng thực tế không đúng như vậy. Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh. Thực ra lý do rất đơn giản, nằm ở lĩnh vực khoa học thiên văn.

Vào ngày Sóc và ngày Vọng, vị trí tương đối giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, nó tạo ra một xung năng lượng rất đặc biệt tác động vào con người nên thường hay gây ra biến cố như tai nạn, bệnh tật...

thap-huong-cho-dung phunutoday

 

Chính vì chưa hiểu về tự nhiên nên người thời xưa cứ đến hai ngày này là rất sợ hãi, phải lễ bái để cầu cho tai qua nạn khỏi. Nhưng ngày nay, vật lý thiên văn phát triển, xã hội tiến bộ, chúng ta hiểu rằng đó là những lực tương tác của các hành tinh lên cơ thể con người nơi có cấu trúc tế bào chiếm 70 – 80% là nước (giống như thủy triều ở trái đất sinh ra là do sức hút của mặt trăng) thì câu trả lời lại rất đơn giản. Vào hai ngày ấy, chúng ta nên thận trọng hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt.

Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Lễ vật và văn khấn cho mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Lễ vật cúng hai ngày này đơn giản:

- Hương hoa

- Trầu rượu

- Nước

- Hoa quả.

Nên thắp mấy nén hương là đúng? 

Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang chứ không chọn số chẵn. Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ mang nhiều ý nghĩa. Số lẻ là số âm và số chẵn là số dương. Số lẻ là âm nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).

Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm hương chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng con số 3 có nhiều quan niệm khác nhau, đó có thể là: 

- Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),

- Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),

- Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai),

- Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)

thap-huong-cho-dung1 phunutoday

 

Cách thắp hương đúng lễ tiết 

- Khi đốt hương cần có tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.

- Khi thắp hương, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.

- Sau khi châm hương, phải cầm hương với tư thế tay trái ở bên ngoài, tay phải ở bên trong, để hai tay giơ cao ngang mày, cung kính hành lễ.

- Sau khi thắp hương, dùng hai tay để cắm hương vào lư hương, bắt đầu làm lễ cúng bái. 

- Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh.

- Trong thời gian thắp hương, không nên đưa mũi lại gần để ngửi hương.

- Không thắp hương liên tục, kể cả lễ tết. Khi thắp hương tại chùa chiền, theo quy định mỗi người chỉ nên thắp 1 nén hương, không nên thắp quá nhiều hương gây khói mù mịt, ảnh hưởng tới môi trường đồng thời tăng khả năng gây hỏa hoạn. 

Cũng theo quan niệm của nhà Phật, chúng ta không nên dùng hương giả, hương điện tử. Dâng hương là một nghi lễ, tuy nhiên nếu không có điều kiện đốt hương thật hoặc đốt quá ít hương nhưng tấm lòng thành tâm, hành động cẩn trọng thì cũng không bị tính là thiếu lễ nghi. 

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Theo:  khoevadep.com.vn copy link