Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế người cao tuổi
Quốc tế người cao tuổi là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nào!
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế người cao tuổi
Nguồn gốc của ngày Quốc tế người cao tuổi
Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982 lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, viện trưởng viện lão khoa Việt Nam.
Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực:
* Sức khoẻ và ăn uống
* Nhà ở và môi trường.
* Gia đình.
* Dịch vụ và bảo trợ xã hội.
* Việc làm.
* Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi.
Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới về Tuổi già ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày Quốc tế Người cao tuổi, bắt đầu từ 1/10/1991.
Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, bắt đầu từ 1/10/1991.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế người cao tuổi
Những lời chúc ý nghĩa dành cho ngày Quốc tế người cao tuổi ý nghĩa nhất
1. Cuộc sống là một tấm vải trắng khi chúng ta sinh ra và chúng ta vẽ nên những kiệt tác khi già đi. Những nét vẽ càng sâu sắc, những màu sắc càng tươi sáng, chúng ta càng đón nhận tuổi già của mình theo một cách đẹp hơn. Ngắm nhìn tuổi già của bà giống như chiêm ngưỡng một bức họa thâm trầm, tinh tế và điềm đạm. Bà luôn là người mà cháu biết ơn và kính trọng nhất.
2. Rất nhiều điều đã thay đổi theo thời gian nhưng ông luôn là một người đáng kính trọng. Cháu chúc ông mạnh khỏe, yêu đời để mãi điểm tựa vững chắc của cả gia đình.
3. Tuổi trẻ là nô lệ của những giấc mơ, tuổi già là đầy tớ của sự ân hận. Với những gì mà cha đã hi sinh để chúng con trưởng thành như hôm nay, con tin rằng cha hoàn toàn có thể tận hưởng những tháng ngày an nhàn của cuộc đời. Con biết ơn cha rất nhiều.
4. Tuổi trẻ là món quà của tự nhiên, nhưng tuổi già là tác phẩm nghệ thuật. Hôm nay là một ngày tuyệt vời để nói rằng ông vĩ đại và đáng kính như một kiệt tác.
5. Con người chỉ cảm nhận được những vẻ đẹp thực sự khi họ già đi. Chúc mừng người bà đặc biệt nhất trong cuộc đời của cháu.
6. Cháu còn nhớ những ngày thơ bé, bà thường ru cháu ngủ, kể cho cháu nghe những câu chuyện ấm áp về cuộc đời. Bà là người duy nhất cho cháu kẹo bánh khi bố mẹ cháu không cho phép. Bà đã và mãi là người bà mà cháu biết ơn và trân trọng.
7. Giống như một động cơ cổ điển, phẩm chất và giá trị của cha càng được bồi đắp thêm theo thời gian. Con muốn cha biết con yêu và kính trọng cha nhường nào, cha của con.
8. Cha là người luôn mở rộng cánh cửa và trái tim của mình đối với mọi người, đây là lý do mọi người luôn muốn dành thời gian bên cha. Con hiểu điều này bởi con cũng là một người trong số họ. Cảm ơn cha, con yêu cha rất nhiều.
9. Có những người già đi ở tuổi 18 và vẫn trẻ trung ở tuổi 90. Tuổi tác chỉ là một khái niệm do con người tạo ra. Con chúc mẹ luôn giữ mãi sự trẻ đẹp và rạng rỡ như ngày hôm nay. Con yêu mẹ nhiều lắm.
10. Đối với một số người, ngay cả khi già đi, họ vẫn chưa bao giờ đánh mất vẻ đẹp của mình, họ chỉ chuyển vẻ đẹp từ gương mặt đến trái tim. Cha luôn là người cha vĩ đại với trái tim nồng ấm và chân thành nhất trên cõi đời này.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh