Ngày vía Thần tài năm Đinh Dậu 2017 vào thứ mấy?

( PHUNUTODAY ) - Thông thường, ngày 10 âm lịch hàng tháng cũng được xem là ngày vía Thần Tài. Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng giêng lại vẫn được nhiều người xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm.

 Ảnh minh họa.

Thông thường, ngày 10 âm lịch hàng tháng cũng được xem là ngày vía Thần Tài, vào ngày này mọi người sẽ cúng Thần Tài cẩn thận để khỏi mất tài lộc trong tháng đó. Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng giêng lại vẫn được nhiều người xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm.

Ngày vía Thần Tài năm 2017 là ngày mùng 10 tháng giêng năm Đinh Dậu sẽ rơi vào thứ 2 tức là ngày 6/2/2017.

Vào ngày này, tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng có thờ Thần Tài đều sắm sanh lễ vật để cúng vía, cầu xin một năm mới tài lộc, thịnh vượng và may mắn.

Ngày vía Thần tài, người ta thường đi mua vàng, để cầu may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm. Vì thế, trong các năm trước cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm, không khó để nhìn thấy cảnh tượng tại các cửa hàng vàng người dân xếp hàng dài để chờ mua vàng cầu may trong ngày “vía Thần Tài” – vị thần chủ quản tài lộc.

Ngày vía Thần tài, người ta thường đi mua vàng, để cầu may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm.

 Những chú ý khi mua vàng ngày vía thần tài:

1. Theo chuyên gia phong thủy, tùy vào mong muốn về một năm tài lộc, làm ăn may mắn mà người dân có lựa chọn mua lượng vàng cho phù hợp. Cụ thể, để cầu Tài nên mua 5 chỉ vàng, cầu Phát mua 2 chỉ và cầu Lộc mua 1 chỉ.

2. Mua vàng trong ngày vía Thần tài, bạn nên chọn những cửa hàng có tên tuổi, uy tín, nhiều mẫu mã đa dạng để lựa chọn và đặc biệt lưu ý giấy mua bán phải rõ ràng.

3. Khách hàng thường mua nhẫn tròn trơn 0,5-2 chỉ, nên chọn loại ép vỉ. Nếu mua nhẫn tròn trơn không ép vỉ khó xác định được chất lượng.

4. Với những người mua vàng miếng nên cẩn thận yêu cầu xuất hóa đơn, ghi rõ seri miếng vàng.

5. Có một điều đáng lưu ý, ngoài ngày 10/1 Âm lịch đầu năm, khi mua vàng người ta cũng chọn ngày 10 âm lịch hàng tháng, tránh mua vàng vào ngày mùng 9 âm lịch hàng tháng vì theo quan niệm dân gian đây là ngày kiêng xuất tiền.

Điều không nên làm khi cúng Thần Tài

1. Không đặt bàn thờ Thần Tài sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

2. Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

3. Không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.

4. Không nên ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.

5. Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.

Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài. (Ảnh minh họa).

Khi cúng vía Thần Tài, cần chú ý một số việc sau:

Mâm cúng lễ tam sên bao gồm: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chén rượu.

Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

Về thời gian cúng khấn và tháp hương thần Tài, chỉ nên thực hiện vào buổi chiều. Sách "Phong tục thờ cúng của người Việt": Người xưa cúng thần Tài quanh năm vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin chứ không chỉ vào dịp giỗ tết, ngày rằm mồng một. Ngày thường lễ cúng thần Tài đơn giản chỉ cần trầu nước và trái cây... Còn trong dịp giỗ tết hay ngày rằm mồng một có thể cúng bằng cỗ mặn. Nhưng thời gian thì chỉ nên thắp hương thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

Tác giả: Vũ Thêm