Anh Dương Hữu Nghị (33 tuổi, ngụ huyện Thoại Sơn, An Giang) sau 2 lần khởi nghiệp không thành công nay đã sở hữu cơ đồ là vườn lựu Peru với hơn 1400 gốc.
Anh Nghị tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng lại quyết định rẽ hướng sang làm nông. Nhận thấy lựu Peru cho trái có vị ngon, màu sắc lại bắt mắt nhưng trước giờ chỉ trồng làm kiểng là chủ yếu, anh quyết định thử nghiệm mô hình chuyên canh với diện tích lớn.
Anh Nghị chia sẻ: “Suy nghĩ của tôi khi ấy rất đơn giản, liều thì ăn nhiều thôi. Nhưng trước đó, tôi đã nghiên cứu kỹ thuật trồng lựu trên mạng xã hội rồi nhờ bạn bè mua hộ cây giống ờ Peru. Trồng 6 tháng lựu trổ bông và đủ một năm có trái vụ đầu, 1.000 cây chỉ hao hụt 3-4 cây”.
Nhưng để trái ra đều và đẹp, năng suất cao thì phải mất từ 12 tháng trở lên. Trái chín có trọng lượng nặng hơn so với các giống lựu thông thường, mỗi trái từ 0,8 – 1kg.
Lựu Peru có nguồn gốc từ Nam Mỹ nên chịu nắng, chịu nhiệt rất tốt. Ruộng trồng lựu đỏ chỉ cần có hệ thống thoát nước tốt là được… Thậm chí nắng càng nhiều càng tốt.
Với 1.400 gốc lựu, mỗi năm anh cung cấp khoảng 40.000 cây giống, giá từ 80.000 – 120.000 đồng/cây, trừ hết chi phí anh thu về khoảng 1 tỷ đồng. Những quả lựu Peru khi chín có màu đỏ như son, hạt đỏ thẫm, mọng nước, ăn rất ngọt và thơm dai. Vì số lượng cây còn ít nên anh Nghị chưa bán trái thương phẩm mà chủ yếu chiết nhánh bán cây giống.
Cây lựu thuộc cây tiểu mộc nên có thể trồng như cây cảnh hoặc trồng lấy trái. Thông qua mạng xã hội, anh Nghị rao bán cây lựu phong thủy cho người đam mê cây kiểng, thường cao từ 2,7m trở lên với giá dao động từ 15 triệu đồng trở lên.
Hiện tại, anh Nghị vẫn ấp ủ mở rộng diện tích và bao tiêu trái lựu đỏ Peru lên đến 15 hecta. Gần đây, anh đã mở cửa đón khách đến tham quan, thưởng thức lựu đỏ Peru ngay tại vườn.
Anh Nghị cho hay, ngay từ khi bắt tay phát triển mô hình trồng cây lựu đỏ Peru anh đã chọn lựa phát triển theo hướng hữu cơ, tạo ra nông sản sạch cung ứng cho thịt trường. Anh cho biết thêm: “Trong suốt quá trình chăm sóc, tôi sử dụng các loại phân hữu cơ, chế phẩm sinh học để cải tạo đất, tăng chất dinh dưỡng để cây lựu phát triển tốt nhất. Khi lựu két trái, cây rất dễ mắc bệnh thán thư và thối tim, nếu không xử lý kịp thời, trái dễ rụng, hao hụt cao”.
Anh nông dân Trần Phước Thọ (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cũng thành công trong nhân giống cây lựu Peru.
Diện tích nhân giống cây lựu của nhà anh Thọ hiện lên đến 10.000m2. Trong khuôn viên vườn dược liệu rộng đến 15.000m2, anh trồng khoảng 1.000 cây lựu Peru bố mẹ, xen canh với lựu là cây cau, cây nhàu và một số dược liệu khác.
Sự sáng tạo trong việc nhân thành công giống cây lựu Peru thích nghi với vùng đất trồng trọt ở đồng bằng sông Cửu Long của anh Trần Phước Thọ là hướng đi đúng, góp phần mở ra triển vọng giúp người nông dân có cơ hội làm giàu. Thời gian tới, trái lựu được bán thương phẩm chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho anh Thọ và nhiều người nông dân.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Nghề lạ ở Việt Nam: Gác bằng đại học về quê trồng giống mít lạ, 10X thu lãi 500 triệu/năm
-
Có chồng làm tài xế xe tải lớn, khi có ''ham muốn'' thì phải làm sao? Chia sẻ thật của 3 người phụ nữ
-
Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài vật ai nhìn cũng sợ, chăm nhàn tênh mà thu lãi ‘khủng’ mỗi tháng
-
Nghề lạ ở Việt Nam: Trồng thử thứ quả lạ, nông dân thu về số tiền khủng, cung không đủ cầu
-
Nghề lạ ở Việt Nam: Ngồi im cho mỗi hút máu, nuôi muỗi như ‘chăm trẻ’