Ngủ theo cách này kiểu gì bạn cũng bị ung thư

( PHUNUTODAY ) - Ngủ không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị bệnh.

Ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ ung thư

Ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc tăng nguy cơ ung thư.

Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 6-7 tiếng/ngày, có như vậy cơ thể mới lấy lại được năng lượng và tái tạo các tế bào hư hại. Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nội tiết tố melatonin để hồi phục cơ thể, giảm sự căng thẳng thần kinh... Nếu thiếu ngủ, lượng melatonin trong cơ thể bị giảm đi đáng kể và khiến cho hệ miễn dịch không thể bảo vệ tốt cơ thể. Tạp chí về ung thư của Anh cũng đã nhận định thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

Ngoài ra, những yếu tố khác ảnh hưởng đến giấc ngủ như để đèn ngủ, ngủ trong tiếng ồn... cũng có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc và tăng nguy cơ ung thư.

Ngáy to có liên quan mật thiết đến việc ngưng thở khi ngủ. Trong khi đó, tình trạng ngừng cung cấp oxy cho cơ thể dù không gây tử vong tức thời nhưng sẽ làm giảm mức độ oxy trong máu; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng khối u phát triển nhanh hơn so với thông thường. Đồng thời, nó cũng làm tăng khả năng cho các tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác.

Cụ thể khi nghỉ ngơi dưới ánh sáng, lượng melatonin được tiết ra giảm tới 73,5% so với việc ngủ trong bóng tối. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ức chế hoàn toàn lượng hormone có lợi của cơ thể.

Đeo đồ trang sức khi ngủ

Nhiều chị em phụ nữ thường có tâm lý “ngại” cởi bỏ trang sức khi đi ngủ. Hầu hết các đồ trang sức làm bằng kim loại. Khi ngủ, chúng tiếp xúc và cọ sát với da khiến làm tăng nguy cơ bị dị ứng da. Một số trang sức lại phát quang vào buổi đêm chứa radium – nguyên tố kim loại phát xạ, tuy lượng nhỏ nhưng lâu dần sẽ gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, đeo trang sức khi ngủ sẽ gây trở ngại cho tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể, khiến đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ thể.

Há miệng thở khi ngủ

Bạn tuyệt đối không được há miệng khi thở.

Thông thường chúng ta đều thở bằng mũi. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu.

Thói quen thở miệng bỏ qua các phản xạ trên có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ hay các vấn đề tim mạch khác. Khi thở miệng, não cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não nhạy cảm tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp.

Ngoài ra, khi thở bằng miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể hay đổi mức khí máu; mất ngủ, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Hãy từ bỏ thói quen thở bằng miệng ngay hôm nay. Còn nếu vì một lý nào đó buộc bạn phải dùng miệng để thở, hãy tới bác sỹ để được tư vấn cách điều trị.

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh