Lợi ích quan trọng của giấc ngủ trưa
Tăng cường trí nhớ
Một giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy quá trình củng cố trí nhớ (quá trình bộ não của chúng ta biến thông tin thành trí nhớ dài hạn). Các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard, Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và kết luận: Giấc ngủ trưa có lợi trong việc tăng cường trí nhớ không kém giấc ngủ ban đêm.
Giảm các bệnh tim mạch
Nghiên cứu của Hy Lạp với 24.000 người tham gia đã phát hiện ra rằng ngủ trưa thường xuyên có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim đến 37%.
Nuôi dưỡng gan thận
Theo y học Trung Quốc, giấc ngủ của con người đặc biệt quan trọng vào hai thời điểm: Trưa (11h-13h), giữa đêm (23h – 1 giờ). Thời gian quan trọng nhất của gan là ban đêm, trong khi buổi trưa là thời điểm quan trọng nhất của thận. Chỉ khi bạn ngủ đủ giấc vào 2 thời điểm này mới hy vọng gan thận luôn khỏe mạnh.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Natasha Fuksina , một bác sĩ nội khoa được hội đồng chứng nhận cho biết: "Thiếu ngủ làm tăng giải phóng các dấu hiệu chống viêm và gây suy giảm miễn dịch. Để đối phó với điều này, hãy có một giấc ngủ ngắn trong ngày, có thể vào buổi trưa, sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch và chức năng tế bào". Giấc ngủ ngắn giúp giảm mức độ cytokine gây viêm và norepinephrine, một chất hóa học giúp kiểm soát khả năng miễn dịch.
Những sai lầm cần tránh khi ngủ trưa
Ngủ ngay sau khi ăn no
Đi ngủ ngay sau bữa ăn có thể gây ra chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày và các bệnh khác về đường tiêu hóa,… Ngủ ngay sau khi ăn trưa cũng có thể khiến lượng máu lên não không đủ (do lúc này dạ dày và ruột cần nhiều máu để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn) dẫn đến chóng mặt và suy nhược sau khi thức dậy.
Bạn nên nghỉ ngơi sau khi ăn khoảng 15-30 phút. Nếu chóng mặt và nhức đầu thường xảy ra do ngủ quá sát thời gian ăn trưa, bạn có thể chuyển sang ngủ trước bữa trưa.
Ngủ trưa quá lâu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc do Hiệp hội Tim mạch Châu Âu công bố năm 2020, đối với những người ngủ đủ giấc mỗi đêm, thời gian ngủ trưa ngắn không quá 1 tiếng sẽ giúp tim khỏe mạnh. Nhưng nếu ngủ trưa trên 1 tiếng thì có thể tăng nguy cơ tử vong lên 30%.
Ngủ gục ngay trên bàn
Tư thế ngủ này vô cùng nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến xương, gây khó khăn cho hô hấp mà còn khiến nhịp tim dần chậm lại, gây thiếu máu não làm cho sức năng hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn tạm thời, dẫn tới chóng mặt, ù tai, chân bủn rủn, tê tay chân.
Lâu dần, thói quen này sẽ gây tổn thương hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và bệnh về máu não mãn tính. Với những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não không khỏe rất dễ bị nhồi máu não đột ngột.
Bên cạnh đó, kiểu ngủ này còn ảnh hưởng đến mắt do có lực đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Sự khác biệt giữa một đứa trẻ ngủ và không ngủ trưa bao giờ: Nhìn chiều cao, kết quả học tập mà ngỡ ngàng
-
Giữa một đứa trẻ ngủ trưa và không bao giờ ngủ trưa, nhiều năm sau nhìn kết quả học tập mà ngỡ ngàng
-
Sự khác biệt giữa đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa: Ảnh hưởng tới cả IQ lẫn thể chất, mẹ nên chú ý
-
Phụ huynh phát hoảng khi xem ảnh con ngủ trưa ở lớp: Giáo dục giới tính thế nào cho đúng?
-
Điều cấm kỵ đối với giấc ngủ trưa mà dân văn phòng hay mắc phải nhất