Thích tranh chấp thắng thua
Trong cuộc sống có một kiểu người luôn cực kỳ kiêu ngạo. Dù bạn có nói gì thì họ vẫn luôn phản bác đầu tiên. Họ dường như không bao giờ cân nhắc xem lời nói của mình có phù hợp hay không, chỉ cần có thể khiến đối phương phải “á khẩu”, họ sẽ tự hào và khoe tài hùng biện của mình.
Tuy nhiên, cách làm này không thể giành được sự tôn trọng mà họ mong đợi, mà lại là sự bất mãn và khinh khi.
Như chính trị gia người Mỹ, Benjamin Franklin đã nói: “Nếu có tính cạnh tranh, giỏi tranh luận và thích bác bỏ người khác thì bạn có thể giành chiến thắng nhanh chóng. Tuy nhiên, chiến thắng kiểu này là vô nghĩa vì bạn sẽ không bao giờ có được sự ưu thích của người khác”.
Chúng ta phải hiểu rằng giao tiếp giữa người với người không phải là một cuộc tranh đấu thắng thua. Nhượng bộ vào đúng thời điểm có thể giành được sự tin tưởng và ưu ái của đối phương. Ăn nói nhỏ nhẹ và sẵn sàng chịu thiệt là sự khôn ngoan trong cuộc sống.
Quá thẳng thừng
Luôn có một số người tự hào bản thân là người thẳng thắn và tự cho mình là “lời nói sắc bén và trái tim nhân hậu”.
Song thật ra, cái gọi là thẳng thắn thực chất chỉ là việc không sẵn lòng quan tâm đến cảm xúc của người khác. Người thẳng thắn luôn chỉ quan tâm đến bản thân và không để bất cứ ai vào mắt. Họ tưởng mình nói đúng nhưng thực ra họ độc địa và tàn nhẫn,khiến người khác chịu tổn thương.
Trong cuộc sống đời thường, rất nhiều mối quan hệ thân thiết bị hủy hoại bởi những lời nói tầm thường này.
Chúng ta nên duy trì sự đồng cảm và nghĩ đến người khác nhiều hơn, để lời nói trở nên ấm áp và ân cần. Hãy học cách nói chậm và suy nghĩ kỹ trước khi nói, đối phương sẽ sẵn sàng lắng nghe cách giao tiếp thân thiện của chúng ta hơn.
Kém cỏi khi đối phó với tình huống cảm xúc
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của người có chỉ số EQ thấp. Do ít có khả năng đối phó với các tình huống cảm xúc, họ cảm thấy khó hiểu được những cảm xúc mạnh mẽ của cả bản thân và người khác. Để khỏi phải đối phó, họ thường tránh xa những tình huống này. Che giấu cảm xúc thật cũng là một dấu hiệu hay gặp của họ.
Dễ bộc phát
Do phải vất vả đấu tranh để hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình, những người có chỉ số EQ thấp dễ bộc phát cảm xúc và phản ứng một cách dữ dội. Trong khi đó, họ không hiểu bản thân đang thực sự cảm thấy thế nào và tại sao mình lại khó chịu như thế.
Những cơn bộc phát cảm xúc bất ngờ, đôi khi quá mức và không thể kiểm soát là điều không lạ ở những người có EQ thấp.
Luôn cho là mình đúng
Khi tranh luận, những người có chỉ số EQ thấp thường cãi đến cùng và khăng khăng quan điểm của mình, không chịu lắng nghe ý kiến, lập luận của người khác, không bao giờ thừa nhận người khác đúng để tiếp thu. Cho dù đối phương đưa ra đủ bằng chứng, luận cứ chứng minh, người EQ thấp vẫn khẳng định mình đúng. Họ luôn muốn thắng bằng mọi giá.
Không quan tâm cảm giác của người khác
Những người có chỉ số EQ thấp thường không để ý, không biết đến cảm xúc của người khác. Họ không quan tâm đến việc hành động, lời nói của mình gây tổn thương hay khó chịu cho người khác ra sao, vì thế rất dễ dàng làm những việc không nên làm, nói những câu không nên nói. Cũng vì thế, họ ngạc nhiên thật sự khi biết ai đó giận mình hay không thích mình. Họ cũng có thể khó chịu khi ai đó muốn họ biết về những gì người ấy đang cảm thấy.
Tác giả: Mộc
-
Quan hệ tốt mấy, gặp 4 điều này người EQ cao chỉ nói đúng 1 câu cho xong chuyện
-
Dấu hiệu báo trước giàu sang khi đến tuổi trung niên, ai có 1 cũng đáng chúc mừng
-
3 điểm rất rõ của người có số phận kém cỏi, có 1/3 cũng chẳng thể giàu
-
Người có EQ cao sở hữu 4 thứ hiếm ai có, là thứ gì?
-
Các cụ đã dặn: "Nhất gái thở dài, nhì trai nằm sấp", họ là người thế nào?