Người xưa thường nói “trẻ cậy cha, già cậy con”. Khi đến tuổi già, đa phần người Việt đều ở cùng con cháu trong đại gia đình nhiều thế hệ. Vậy có nên đưa tiền tiết kiệm, vốn phòng thân ở tuổi già cho con cái giữ không? Hãy cùng nghe những người già chia sẻ về việc đưa tiền tiết kiệm của mình cho con cái giữ trước không để lấy kinh nghiệm cho riêng mình.
Bà Trang, 70 tuổi
Bà Trang có một con trai và một con gái. Bà từng quan niệm, tài sản của mình sẽ để lại cho con cái để khi mình già yếu thì con sẽ có trách nhiệm với mình. Khi bị ốm, bà đưa sổ tiết kiệm cho con trai để lúc cần nó có thể dùng. Ai ngờ nó lấy hết tiền của bà để đi mua nhà riêng ở, chỉ quan tâm đến vợ con mà không hề đoái hoài đến người mẹ tảo tần ngày nào, giờ bà chẳng còn một đồng để chi tiêu cho cuộc sống tuổi già bệnh tật.
Đợt vừa rồi bà cần tiền vì sức khỏe không tốt phải đi viện chữa trị, bà xin tiền con trai, nhưng nó luôn cằn nhằn bà và tỏ ra khó chịu vì phải nuôi một người mẹ ốm đau.
Từ khi đưa sổ tiết kiệm cho con, bà cảm thấy thực sự rất bất tiện, giờ bà rất hối hận vì điều đó, cảm giác bị sống phụ thuộc, tiêu tiền của mình mà phải nhìn thái độ của con trai và con dâu. Cho nên, bà cho rằng đừng vội đưa sổ tiết kiệm cho con cái sớm như vậy mình mới có thể tự quyết được cuộc đời của mình.
Ông Hùng, 73 tuổi
Ông Hùng có duy nhất một người con trai và con dâu. Vợ ông đã qua đời nên ông sống cùng các con. Theo truyền thống, ban đầu ông nghĩ rằng đưa tiền tiết kiệm cho con giữ là tốt nhất vì bản thân đã già rồi. Nhưng không ngờ, kể từ khi đưa tiền cho con, ông không còn được chi tiêu thoải mái như trước. Có việc gì ông đều ngửa tay xin tiền để các con khinh thường, coi ông như một người ăn bám trong nhà, một gánh nặng của gia đình.
Ông thực sự hối hận vì đã đưa tiền tiết kiệm cho con, ông không có quyền kiểm soát và luôn bực bội. Dù ở nhà không thiếu cơm ăn áo mặc nhưng cảm giác thật khó chịu khi trong tay không cầm tiền. Nếu cho chọn lại, chắc chắn ông sẽ không bao giờ hành động dại dột như vậy. Nếu giờ tiền vẫn ở trong tay ông thì cuộc sống của ông sẽ thoải mái, dễ dàng hơn rất nhiều.
Bà Hoàng, 75 tuổi
Vợ chồng bà có một khoản tiết kiệm lúc về hưu. Nhưng khi chồng qua đời, bà đưa hết tiền tiết kiệm cho con trai. Bà sợ bản thân già rồi, lẫn nên không dám cầm tiền.
Nhưng kể từ khi đưa tiền cho con, hàng tháng nó đưa bà 5 triệu chi tiêu. Cứ mỗi tháng đến bà phải nhắc nó, bà có cảm giác như đi xin trong khi đó là tiền của mình. Bà nghĩ không nên đưa tiền tiết kiệm cho con sớm. Con cái có hiếu thì không sao, nếu những phải đứa bất hiếu có thể sử dụng tiền của mình mà khó để lấy được.
Thực sự không dễ để hòa hợp với người khác kể cả con cái mình mang nặng đẻ đau, chăm sóc từ tấm bé. Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận, bao gồm cả người nhà của mình. Chỉ cần bạn còn có khả năng sống, nếu con cái đối với bạn rất tốt, bạn có thể giao một phần tài sản của mình cho con cái, để chúng chăm sóc bạn khi bạn 65 tuổi. Sau khi giao một phần tài sản xong, nếu quan hệ giữa bạn và con cái căng thẳng thì bạn nên giữ lấy phần còn lại.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Thầy tướng số nói: Nhìn chiều dài ngón chân biết tương lai giàu sang hay nghèo hèn
-
Người giàu tiết lộ bí mật kiếm tiền: Tiền nhiều không dựa vào chăm chỉ mà 2 điều này quyết định tất cả
-
Các cụ ngày xưa bảo: Người nghèo chân không lông, người giàu đỉnh đầu tỏa sáng, vì sao vậy?
-
Ở đời có 3 kiểu người: Người giả vờ giàu, người giàu giả vờ nghèo, kiểu thứ 3 không làm gì lại khôn nhất
-
Càng có tuổi, có 2 bí mật càng nên giấu càng kỹ càng tốt, giữ mồm giữ miệng kẻo họa vào thân