Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ người lao động ngừng việc gồm:
Theo Nghị quyết 126/NQ-CP sửa đổi Nghị quyết 68/ND-CP, thì chính sách hỗ trợ người lao động bị ngừng việc như sau:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động ; đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phải điều trị Covid-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc của Chỉ thị 16.
- Do người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị 16 hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch Covid-19.
Thời gian ngừng việc từ 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-12-2021 được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
Trước đây, tại Nghị quyết 68 chỉ quy định thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hỗ trợ.
Nghị quyết 126/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 8-10-2021.
Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVD-19 thì nội dung liên quan đến mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương quy định tại điều 14, điều 16, chương IV).
Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
...
Điều 14: Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
1. Mức hỗ trợ:
a) 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).
b) 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
2. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
3. Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.
...
Điều 16: Trình tự, thủ tục thực hiện
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
3. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ nhận hỗ trợ gói 38.000 tỷ đồng, mọi người chú ý tránh bỏ lỡ
-
MC Quyền Linh: "Tôi sẽ cố gắng làm sao số tiền 1,5 triệu đến cho dân càng sớm càng tốt"
-
Từ ngày 1/9, chồng được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
-
MC Quyền Linh: "Nếu không nhận được 1,5 triệu trợ cấp thì cứ tìm gặp tôi"
-
3 quyền lợi người lao động không được hưởng nếu không lấy BHXH sau khi nghỉ việc