Hướng dẫn làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp:
Kể từ khi TP.HCM áp dụng lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16 vào ngày 09/7/2021 vừa qua, cũng là lúc Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP.HCM có thông báo chỉ nhận hồ sơ giải quyết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện.
Nếu bà con không thể tải in được biểu mẫu thì có thể đến 1 trong 7 bưu điện dưới đây để nhận biểu mẫu:
#1. Bưu điện Thị Nghè: 23 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, quận Bình Thạnh.
#2. Bưu điện Củ Chi: 174, Tỉnh lộ 8, Khu phố 2, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi.
#3. Bưu điện Quận 4: 104 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4.
#4. Bưu điện Minh Phụng: 277 Hậu Giang, Phường 5, Quận 6.
#5. Bưu điện Thành phố Thủ Đức: 128A Kha Vạn Cân, Khu phố 1, Thành phố Thủ Đức.
#6. Bưu điện Nguyễn Văn Quá: 732 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12.
#7. Bưu điện Bà Quẹo: 604 Trường Chinh, Phường 15, quận Tân Bình
Trường hợp giải quyết trợ cấp thất nghiệp bị trục trặc khâu giấy tờ vì không phải ai cũng như ai, vậy thì có thể liên lạc ở đâu để được hỗ trợ?
Theo Cổng thông tin điện tử Đảng bộ TP.HCM, bà con có thể quét mã QR bên dưới bằng tài khoản Zalo của mình rồi bấm nút Quan tâm để có thể nhờ hỗ trợ.
Hoặc bà con có thể liên lạc qua Zalo thông qua 7 số hotline sau đây:
#1. Zalo Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp tại Quận Bình Thạnh: 093 202 2880.
#2. Zalo Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 076 792 7691.
#3. Zalo Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 052 257 4281.
#4. Zalo Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 034 458 2052.
#5. Zalo Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 091 931 3236.
#6. Zalo Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp TP Thủ Đức: 070 218 3171.
#7. Zalo Cơ sở 2 - Củ Chi: 093 871 8045
Ngoài ra, dưới đây là danh sách địa chỉ và số điện thoại của các Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP.HCM giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bà con có thể gửi bưu điện đến điểm gần nơi cư trú:
#1. Phòng bảo hiểm thất nghiệp
- Địa chỉ: 106/14D Điện Biên Phủ, Phường 17, quận Bình Thạnh.
- Số điện thoại: (028) 3514 7187 hoặc 090 3708 955 (Chị Kim Phượng) hoặc 034 8078 461 (Chị Huyền).
#2. Cơ sở 2 - Bảo hiểm thất nghiệp Củ Chi.
- Địa chỉ: 108 đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi.
- Số điện thoại: (028) 3797 5424 hoặc 093 871 8045 (Anh Phi Hùng).
#3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4.
- Địa chỉ: 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.
- Số điện thoại: (028) 3941 5841 hoặc 090 545 0188 (Chị Quế Phương).
#4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6.
- Địa chỉ: 743/34 Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6.
- Số điện thoại: (028) 3960 0050 hoặc 087 864 8377 (Anh Ngọc Đức).
#5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức
- Địa chỉ: số 1 Đường số 9, phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức.
- Số điện thoại: (028) 3743 1373 hoặc 070 218 3171 (Chị Huyền Trang).
#6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12
- Địa chỉ: 802 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12.
- Số điện thoại: 091 810 2322 (Anh Năm) hoặc 097 689 4141 (Chị Kiều).
#7. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình
- Địa chỉ: 456 Trường Chinh, Phường 13, quận Tân Bình.
- Số điện thoại: (028) 3842 6154 hoặc 091 931 3236 (Anh Trung Đức).
Còn tại Hà Nội, chỉ tính riêng trong tháng 7, trung tâm đã tiếp nhận 6.380 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, giảm 2.296 hồ sơ so với tháng trước, tương ứng giảm 26,46%; 7.822 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền hơn 181 tỉ đồng. Ngoài ra, trung tâm cũng tư vấn giới thiệu việc làm cho 6.380 người; Hỗ trợ học nghề cho 28 người với số tiền 112,5 triệu đồng.
Từ ngày 24/7 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận gần 1.000 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, giải quyết trên 3.500 hồ sơ nhận kết quả và giải quyết 13.797 hồ sơ thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm.
Để tạo điều kiện cho người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính qua hình thức gián tiếp.
Người lao động có thể gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện; Thông báo tìm kiếm việc làm, thông báo trả kết quả qua Zalo, email, điện thoại tới một trong 15 điểm sàn giao dịch việc làm vệ tinh của trung tâm cho đến khi có thông báo mới từ Ủy ban Nhân dân thành phố.
Theo lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mà trung tâm nhận được qua hình thức gián tiếp thực tế ít so với thời điểm trước khi thực hiện giãn cách. Điều này có thể do thành phố thực hiện quy định giãn cách nên người lao động chưa đi gửi hồ sơ hoặc hồ sơ đang chờ bưu điện gửi đến.
Điều kiện người lao động nhận được hỗ trợ bao gồm:
Làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non,... phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ theo Điều 22 của Quyết định 23 như sau:
Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.
Riêng người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.