Người thân cần làm gì khi chăm F0, F1 tại nhà: Nên dùng điều hòa riêng, sau 2-3 ngày xét nghiệm 1 lần

( PHUNUTODAY ) - Khi chăm sóc F0, F1 tại nhà, người thân nên làm gì để vừa chăm sóc tốt người bệnh lại không lo lây nhiễm.

Do số ca mắc mới tăng cao từng ngày, hệ thống y tế quả tải nên nhiều F0, F1 được cho tự theo dõi, cách ly tại nhà.

Vậy với những gia đình có F0, F1, làm cách nào để vừa chăm sóc tốt cho người thân của mình lại không sợ lây nhiễm nCoV.

Những điều cần chú ý để tránh lây nhiễm khi chăm sóc F0 tại nhà:

- Đầu tiên là người thân trong nhà phải thực hiện đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách trên hai mét đối với F0 và rửa tay thường xuyên.

 Cửa phòng cách ly phải đặt 1 chiếc bàn để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho F0. Nên yêu cầu F0 sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt, tránh xa những người khác. Rác thải phải đựng trong thùng rác riêng biệt, niêm phong và xử lý riêng.

- Nếu cần phải chăm sóc trực tiếp F0 thì người chăm sóc phải trang bị phòng hộ, đeo khẩu trang và yêu cầu F0 cũng đeo khẩu trang, trước khi vào phòng.

Mang găng tay khi chạm hoặc tiếp xúc với máu, phân hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh, chẳng hạn như nước bọt, chất nhầy, chất nôn và nước tiểu. Vứt găng tay vào thùng rác có lót túi nilon và rửa tay ngay lập tức bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.

- Người chăm sóc F0 phải rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bản thân. Thường xuyên làm sạch và khử trùng bề mặt. Phòng cách ly F0 không được dùng điều hòa trung tâm, nhưng có thể dùng điều hòa riêng và phải đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ để tăng lưu thông không khí. Cải thiện thông gió giúp loại bỏ các giọt hô hấp từ không khí.

- Người chăm sóc F0 hoặc bất kỳ ai tiếp xúc gần với F0 nên ở nhà, cách ly với cộng đồng, trừ một số trường hợp hạn chế. Sau hai đến ba ngày tiếp xúc với F0 nếu có điều kiện thì nên xét nghiệm virus.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: Bát đĩa, cốc, khăn tắm, bộ đồ giường, thiết bị điện tử như điện thoại di động... với F0.

- Rửa bát đĩa và dụng cụ bằng găng tay và nước nóng. Rửa bát đĩa, cốc hay đồ dùng mà F0 sử dụng cũng phải đeo gang tay. Làm sạch tay sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng đã qua sử dụng.

- Hỗ trợ F0 các nhu cầu cơ bản như:

Giúp F0 làm theo hướng dẫn chăm sóc và thuốc men của bác sĩ (nếu có). Cung cấp thuốc hạ sốt cho F0 khi cần thiết.

Đảm bảo F0 uống nhiều nước, nước trái cây ép và nghỉ ngơi.

Giúp F0 mua sắm đồ dùng thiết yếu, thuốc men. Và nên cân nhắc khi mua hàng thông qua djch vụ giao hàng.

Chăm sóc vật nuôi của F0, hạn chế tiếp xúc giữa người bị bệnh và vật nuôi.

- Để ý các dấu hiệu cảnh báo y tế trở nặng:

Nếu thấy F0 có triệu chứng cảnh báo khẩn cấp thì phải tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các dấu hiệu cảnh báo như sau: Khó thở, thở gấp; đau dai dẳng, tăng áp lực trong ngực; lú lẫn; không có khả năng ý thức; da, môi, móng tay tái, nhợt màu hay xám xanh…

Các mẹ nên lưu ý và ghi nhớ lại tất cả những thông tin chia sẻ bên trên của bác sĩ, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Ngoài ra thì theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), thì còn 15 điều cần làm khi ở chung nhà với F1 như sau:

  • Ký cam kết với chính quyền địa phương về thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại nhà nhằm phòng, chống djch nCov.
  • Không để người già, người có bệnh nền cần chăm sóc y tế ở cùng nhà với người cách ly.
  • Thực hiện thông điệp 5k.
  • Không tiếp xúc với người cách ly.
  • Hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết và cần phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly y tế tại nhà.
  • Nếu trường hợp F1 là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ thì cho phép bố trí người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và phải đảm bảo các biện pháp phòng chống djch.
  • Cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết riêng cho người cách ly hàng ngày.
  • Báo ngay cho cán bộ y tế khi người cách ly: Tự ý rời khỏi nhà, ho, sốt, đau rát họng, khó thở.
  • Thu gom chất thải từ phòng cách ly, đảm bảo vệ sinh khử khuẩn quản lý chất thải.
  • Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly y tế.
  • Tự theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho sốt, đau họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.
  • Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, nhà ở hàng ngày.
  • Tất cả người ở cùng nhà được lấy mẫu gộp xét nghiệm nCov nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly (trừ người ở cùng nhà đã chuyển đi ở nơi khác).
  • Trường hợp có người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly thì người chăm sóc, hỗ trợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nCov theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người cách ly.
  • Sắp xếp 1 khu vực trong nhà để nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm và giám sát y tế khi có yêu cầu.

Tác giả: Thạch Thảo