3 trường hợp bác sĩ có thể từ chối tiêm vắc xin Covid-19 khi khám sáng lọc, biết để an toàn

( PHUNUTODAY ) - Do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tiêm cần khám sàng lọc kỹ và không phải ai cũng có thể được tiêm.

Làn sóng dịch nCoV thứ 4 bắt đầu hoành hành tại nước ta từ 27/4 tới nay dường như chưa có dấu hiệu kết thúc. Đã 3 tháng trôi qua, dịch đang lan nhanh ở nhiều địa phương và càn quét dữ dội tại TP. HCM.

Vài ngày trở lại đây, số ca nhiễm mới một ngày luôn ở mức trên 7000 ca - một con số kỷ lục mà chúng ta chưa từng nghĩ tới.

Chính phủ đã áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, đồng thời cũng đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin nCoV. Trong tương lai, chỉ có tiêm vắc xin cho mọi người dân thì mới có thể dập được đại dịch này.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể tiêm phòng được vắc xin nCoV. Có một số đối tượng sẽ phải cân nhắc hoặc tạm dừng tiêm phòng để an toàn.

Những trường hợp nào bác sĩ có thể từ chối tiêm vắc xin?

Theo các chuyên gia y tế, có những trường hợp mà bác sĩ hoàn toàn có thể từ chối tiêm vắc xin. Cụ thể:

Thứ nhất: Người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Hoặc người từng xuất hiện phản ứng tương tự đã được quan sát thấy khi tiêm vắc xin chống lại bất kì bệnh nhiễm trùng nào…

Khi gặp người có biểu hiện này, bác sĩ có thể từ chối tiêm vắc xin. Bởi, một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng được đặc trưng bởi phù Quincke hoặc sốc phản vệ.

Thứ hai: Với người đã từng xuất hiện những phản ứng nghiêm trọng với mũi tiêm chủng trước dưới dạng sốt, mẩn đỏ, sưng tấy nghiêm trọng tại chỗ tiêm, phản ứng xẹp phổi và co giật do sốt.

Thứ 3: Trong trường hợp người tiêm có hiện tượng bùng phát đột ngột của các bệnh mãn tính, bác sĩ cũng có thể tạm thời hoãn tiêm chủng.

Ngược lại, với người có biểu hiện dị ứng với thực phẩm, phấn hóa, bụi… thì vẫn được tiêm bình thường.

2

Đã tiêm 1 mũi vắc xin xong bao giờ thì cần tiêm mũi thứ 2?

Theo TS. BS Nguyễn Thị Cẩm Bình (Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock) nhận định: Đa số vắc xin ngừa nCoV hiện nay đều cần 2 mũi tiêm để đạt được miễn dịch đầy đủ. Tùy theo từng loại vắc xin khác nhau mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm có thể khác nhau.

Cụ thể, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ và TS. Bình đưa ra thời gian cụ thể như sau:

+ Với vắc xin Astrazeneca: Thời gian khuyến cáo giữa 2 liều tiêm trong 8 – 12 tuần. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thời gian giữa 2 mũi tiêm có ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm nên là 8 tuần trở lên để có thể phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin.

+ Vắc xin Pfizer: Thời gian khuyến cáo là 21 ngày. Hiện tại vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về tính hiệu quả của loại vắc xin này nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm nằm ngoài khoảng thời gian tiêm được khuyến cáo của nhà sản xuất. Do đó, nếu đã tiêm 1 mũi thì cần tiêm nhắc lại mũi thứ 2 trong thời gian phù hợp theo khuyến cáo của loại vắc xin đó.

+ Với trường hợp tiêm trộn vắc xin thì khoảng cách giữa 2 liều đang được các nước nghiên cứu và áp dụng là từ 4 – 12 tuần.

Tại Việt Nam, tiêm vắc xin trộn đã được Bộ Y tế cho phép trong trường hợp lượng vắc xin hạn chế. Liều thứ 2 tiêm bằng vắc xin Pfizer là sau 8 – 12 tuần cho người đã tiêm liều đầu bằng văc xin Astrazeneca.

Tuy nhiên, thời gian tiêm giữa 2 liều tiêm vắc xin từ khuyến cáo của nhà sản xuất cho tới tình hình thực tế cũng có những thay đổi nhất định. Chẳng hạn như Bộ Y tế Úc khuyến cáo 2 mũi tiêm vắc xin Astrazeneca cách nhau khoảng 12 tuần trong bối cảnh thông thường. Còn trong thời điểm dịch bùng phát thì có thể rút ngắn xuống 4 – 8 tuần.

Chỉ có điều thời, thời điểm tiêm mũi thứ 2 có thể kéo dài hơn do không thể tuân thủ lịch tiêm chủ, không đủ nguồn cung vắc xin. Chẳng hạn như Canada khuyến cáo người dân có thể kéo dài khoảng cách giữa 2 mũi tiêm lên tớ 16 tuần. Sau khi tiêm mũi đầu tiên được 14 ngày và trước khi tiêm mũi thứ 2, hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa nCoV có triệu chứng đạt 52 – 70%.

Do đó, kể cả khi được tiêm 1 liều thì cơ thể chúng ta vẫn được bảo vệ một phần. Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin nếu mũi thứ 2 bị trì hoãn lâu hơn khoảng thời gian khuyến cáo giữa 2 liều.

Với vắc xin Mỹ, nếu không tuân thủ khoảng cách giữa 2 liều tiêm thì có thể hoãn mũi thứ 2 tối đa 42 ngày sau khi tiêm mũi thứ nhất. Đến nay, CDC Hoa Kỳ không khuyến cáo phải tiêm lại từ đầu nếu không thực hiện được mũi tiêm thứ 2 trong thời gian quy định.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link