Cũng bởi thế, người xưa mới có câu răn dạy rằng: "3 không quản, 4 không nói, 5 không giúp", vậy câu nói này có ý nghĩa thực tế là gì?
“3 không quản” có nghĩa là gì?
Thứ nhất, không quản chuyện bao đồng
Làm người quý ở chỗ nên biết dừng chân ở đâu và dừng vào lúc nào. Người thông minh sẽ không quản chuyện bao đồng, cũng không phải là kẻ lạnh lùng mà là một kiểu chừng mực. Hãy bớt quản chuyện của bạn bè và tôn trọng lựa chọn của họ, bạn sẽ giúp tình bạn này có không gian để phát triển bền lâu. Bớt quản chuyện của người khác, tránh xa cuộc sống của họ, mỗi người mới có thể thể hiện được cá tính của riêng mình.
Đồng thời, bớt quản chuyện của người thân, khi có không gian nhất định thì họ mới có thể giữ được mối quan hệ thoải mái và vui vẻ nhất. Chỉ khi dành cho nhau một khoảng không gian nhất định, mọi người mới có thể giữ được trạng thái quan hệ một cách thoải mái nhất. Nếu cứ quan tâm trăm chuyện bao đồng nhà người ta chi bằng bạn hãy làm thật tốt chuyện nhà mình. Ngoài ra, hãy đọc nhiều sách vở để mở mang kiến thức, tu tâm tích đức để bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Đây mới chính là trí tuệ trong đối nhân xử thế.
Thứ hai, không quản chuyện tình cảm của người ta
Sống trên đời, đừng ham hố mà đòi làm bà mai bà mối, không làm người bảo lãnh thì cả đời cũng sẽ tránh xa được phiền não. Thực tế, làm người ở giữa trong chuyện tình cảm của người khác chính là chuyện khó khăn nhất. Nhiều người kiểu hôm nay chia tay, giận dỗi nhau nhưng đến ngày mai lại làm hòa. Do đó, nếu gặp phải chuyện tình cảm của người khác tốt nhất đừng can dự vào.
Thứ ba, không quản chuyện nhà người khác
Cổ nhân có dạy: Thanh quan bán đoạn gia vụ sư. Câu này ý nói rằng, chuyện gia đình vốn dĩ vô cùng phức tạp, dù là quan thanh liêm đi chăng nữa cũng khó lòng mà phân định. Răng lưỡi còn có đúng đánh nhau, người dù chung một nhà cũng không tránh khỏi những khi xích mích. Những chuyện tế nhị như thế, dù có là người nhà cũng chưa chắc đã nói rõ ràng được với nhau thì người ngoài liệu biết được điều gì?
Chưa kể người thân với nhau họ không chỉ nói lý mà còn nói cả tình. Vì thế, người ngoài tốt nhất không nên nhúng tay vào chuyện này. Do đó, đừng quản chuyện nhà người ta, chúng ta không có đủ năng lực và cũng chẳng có quyền hạn này.
“4 không nói” bao gồm những gì?
Thứ nhất, không nói điều xấu
Miệng của con người giống như một cái rìu còn lời nói như con dao, không phải cái gì cũng nói toẹt ra hết, nên giữ lại cho mình chút khẩu đức. Đừng công kích điểm yếu người khác, cũng đừng xát muối vào vết thương của người ta. Những người như vậy chỉ khiến bị ghét bỏ, hại người rồi hại cả mình.
Sống trên đời, con người dựa vào hai chữ "tôn trọng" để có thể đứng vững trong xã hội. Con người ai cũng có thể hiện, ai cũng có tôn nghiêm, ai cũng thích sĩ diện, vì thế đừng nói xấu sau lưng hoặc chọc vào điểm yếu của người khác.
Thứ hai, không nói lời ngông cuồng
Người tài còn có người tài giỏi hơn, núi cao còn có núi cao hơn. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được rằng người khác tài giỏi hay mạnh mẽ như thế nào. Bạn có thể tự hào về mình nhưng tuyệt đối đừng ngạo mạn. Hầu hết những thất bại trong đời người đều đến từ 2 chữ, đó là "lười" và "ngạo". Những người thích nói lời ngông cuồng và ngạo mạn, tầm nhìn của họ sẽ trở nên hạn hẹp, không biết trời cao đất dày ra sao.
Thực chất, hành động như thế chẳng khác nào một con hổ giấy. Sống trên đời khiêm tốn một chút không bao giờ là có hại cho bạn cả.
Thứ ba, không nói lời ca thán, oán than
Cuộc sống này chưa bao giờ là dễ dàng, mỗi người đều đang gánh trên vai những gánh nặng khác nhau để tiến về phía trước. Việc kêu than không thể giải quyết được vấn đề gì mà chỉ truyền đi những năng lượng tiêu cực. Bạn càng phàn nàn nhiều, bạn bè tự nhiên cũng ít đi. Chẳng ai thích cả ngày đối diện với những người khó ở, ủ rũ.
Vì thế nếu gặp một vấn đề gì đó, đầu tiên hãy tìm lý do từ bản thân. Thay vì ca thán một ngày, hãy nỗ lực một ngày. Nếu có sức để ca thán, chi bằng hãy dành sức để cố gắng và nỗ lực không ngừng.
Thứ tư, không nói lời vô nghĩa
Tử Cầm từng hỏi thầy mình là Mặc Tử rằng: Nói nhiều liệu có gì tốt? Mặc Tử điềm nhiên trở lời: "Ếch và muỗi suốt ngày suốt đêm kêu không ngừng, kêu đến cháy cả cổ họng nhưng ai sẽ nghe chúng? Thế nhưng nhìn con gà mà xem, đúng bình minh là gáy lên để đánh thức mọi người".
Khổng Tử có câu rằng: Phu nhân bất ngôn, ngôn bất hữu trung. Tức là, kẻ sĩ hoặc là không nói, hoặc là nói câu nào thì phải trúng câu đó. Sống trên đời, đừng nói những lời lẽ vô ích không có giá trị, thay vào đó hãy nói đúng trọng tâm. Cảnh giới ở đời là "Lời ít ý nhiều". Nói cần phải đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh, đúng người và nói ra những lời thích hợp.
"5 không giúp" bao gồm những gì?
Thứ nhất, không giúp việc quá sứ với mình
Người xưa có câu rằng: "Lực vi thể phụ trọng, ngôn khinh mạc khuyên nhân". Vốn đã có sức lực nhỏ bé thì đừng mang vác quá nặng nề, lời nói đã không có giá trị thì cũng đừng nên khuyên nhủ người khác.
Giúp người là tốt, nhưng giúp đỡ người ta cũng phải lượng sức của mình mà làm. Những việc mà người khác nhờ vả, nếu như nằm trong phạm vi khả năng của mình, giúp được thì hãy giúp còn không, đừng miễn cưỡng bản thân làm gì. Đừng vì sĩ diện mà cố gắng đi lấy lòng người khác. Hãy lo cho bản thân mình trước, chăm sóc người thân của mình trước tiên, đó mới là điều đúng đắn cần làm.
Thứ hai, không giúp việc vượt qua ranh giới
Giữa con người với nhau, dù có thân thiết tới đâu cũng nên giữ chừng mực. Cần phải hiểu rõ được vị trí của mình, phân biệt được rõ ranh giới giữa mình và người ta. Nếu như liên quan đến việc nhà, việc riêng của người khác, tốt nhất không nên giúp.
Thực tế, những sự giúp đỡ vượt quá ranh giới, người ta chưa chắc đã hiểu được ý tốt của bạn. Đừng biến bản thân thành một người ôm chuyện bao đồng bởi những sự giúp đỡ đầy nghĩa khí nhất thời.
Thứ ba, không giúp người không biết cảm ơn
Giữa con người với con người, giúp đỡ nhau là tình nghĩa, còn không giúp đỡ lại là bổn phận. Luôn có những người xem việc bỏ ra và giúp đỡ người khác là điều hiển nhiên, họ vô tư nhận lấy mà không hề biết ơn người ta. Bạn giúp đỡ họ 10 lần chẳng sao, nhưng chỉ một lần không giúp họ sẽ ngay lập tức trở mặt, trách ngược bạn không nghĩa khí.
Chính vì thế, trước khi giúp đỡ một ai đó, hãy nhìn thật rõ nhân phẩm của đối phương, nếu không, mọi công sức bạn bỏ ra đều là uổng phí.
Thứ tư, không giúp người đã nghèo còn không cầu tiến
Cứu người cầu tiến thì có thể, nhưng không cứu người nghèo. Giúp người khó chứ không giúp người lười. Một khi đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ người khác là việc nên làm, cũng đồng nghĩa với việc đang tích phúc cho bản thân.
Thế nhưng, nếu người đó không chịu cầu tiến, sự giúp đỡ của bạn sẽ chỉ càng làm cho họ trở nên phụ thuộc hơn. Bạn có thể cứu một người khi họ khó khăn chứ không thể thay đổi vận mệnh của họ. Trừ khi tư tưởng của họ thay đổi, còn không những kiểu người này tuyệt đối đừng giúp đỡ.
Thứ năm, không giúp việc trái với luân thường đạo đức
Dù là bạn bè thân thiết hay người thân trong nhà, giúp đỡ cũng phải có giới hạn đạo đức. Những chuyện vô đạo đức và vi phạm pháp luật, tuyệt đối không giúp. Nếu không, bạn chỉ khiến bạn bè ngày càng lún sâu, bản thân cũng rước thêm tai họa.
Những lúc như thế, hãy khuyên giải bạn bè, không nên kích động. Chỉ khi giữ được đạo đức thì mới có thể giữ được lương tâm.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Dân gian quan niệm: "Phụ nữ tóc xoăn số vất vả, đàn ông tóc xoăn dễ ngoại tình" sự thật là sao?
-
Tổ Tiên dạy dỗ con cháu: 'Bảy không chôn cha, tám không chôn mẹ', nghĩa là gì?
-
Tổ Tiên nói: 'Láng giềng không ưa 3 người, 3 loại bà con nên tránh mặt', đó là những ai?
-
3 cách sống này sẽ giúp bạn có một cuộc đời nhẹ nhàng, bình an và thành công
-
Ở độ tuổi trung niên, đàn bà rất muốn ''nhập nhằng'' với 3 kiểu đàn ông này, đặc biệt là kiểu đầu tiên