Vì sao chim đậu trên dây điện cao thế nhưng không bị giật?
Không phải do chim có khả năng phi thường mà không bị giật khi đậu trên dây điện.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng dòng điện là sự chuyển động của các electron qua dây dẫn. Các electron luôn tìm đường đi dễ nhất, tức là con đường ít điện trở nhất để chạy qua.
Thông thường, dây cáp tải điện sẽ được làm bằng đồng. Đồng là kim loại loại có điện trở suất thấp và có khả năng dẫn điện tốt. Trong khi đó, cơ thể chim có điện trở suất cao và là chất dẫn điện kém hơn đồng rất nhiều. Do đó, dòng điện sẽ bỏ qua cơ thể chìm và truyền qua dây cáp tải diện.
Ngoài ra, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các loài chim nhỏ thường đậu cả hai chân trên một dây điện. Dòng điện đi từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp. Các dây cáp tải điện khác nhau thường có điện thế khác nhau. Do hai chân của con chim chỉ tiếp xúc với một dây nên chúng có cùng hiệu điện thế, không cấu thành mạch điện và con chim không bị giật.
Tuy nhiên, nếu chim đặt hai chân lên hai dây cáp khác nhau (hai dây có điện thế khác nhau) hoặc chân chim đậu trên một dây và bộ phận khác chạm vào một dây khác thì dòng điện sẽ đi từ nơi có điện áp cao sang nơi có điện áp thấp và khiến con chim bị giật điện.
Những loài chim lớn như diều hâu, đại bàng, cú mèo có thể dễ bị giật điện hơn khi đậu trên dây điện do chúng có kích thước lớn, hai chân chạm vào một dây nhưng cánh có thể chạm vào dây khác và tạo thành mạch điện tuần hoàn.
Ở Mỹ, trong khoảng năm 1978 đến 1998, người ta ghi nhận khoảng hơn 2000 loài chim ăn thịt chết ở Nebraska, Kansas, Colorado, Wyoming và Dakota trong đó có một nửa là chết bị điện giật và 75% trong số bị điện giật đó là chim đại bàng.
Đối với con người, trong điều kiện điện thế không đổi, dòng điện qua người sẽ phụ thuộc vào điện trở người. Điện áp tiếp xúc càng lớn thì dòng điện qua người càng lớn. Điện trở lớn thì dòng điện nhỏ và ngược lại, điện trở nhỏ thì dòng điện lớn.
Nhân viên điện lực làm thế nào để đảm bảo an toàn khi làm việc với dây điện không ngắt điện?
Điện trở có thể rơi vào khoảng 10.000 đến 100.000 ôm đối với người bình thường không dính nước. Do điện trở của cơ thể chủ yếu tập trung trên da nên điện áp an toàn đối với con người thay đổi theo điều kiện của da. Nếu da khô, sạch sẽ thì điện áp dưới 40V được coi là mức an toàn cho con người. Trong khi đó, nếu da dính nước và nhiều bị thì mức điện áp an toàn là 12V.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng ngay cả khi cơ thể khô ráo thì khi chạm vào điện thế 220V, con người vẫn sẽ bị giật, mặc dù có thể chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tay ướt hoặc một phần cơ thể chạm nước thì điện thế 220V sẽ gây giật và nguy hiểm đến tính mạng (do nước là chất dẫn điện tốt làm điện trở trên da giảm đi nhiều, khiến dòng điện lớn hơn).
Các nhân viện điện lực phải làm việc trên dây điện sống - tức là không ngắt điện - phải được trang bị các vật cách điện bao gồm quần áo, bao tay, nón bảo hộ, giày... Ngoài ra, khi làm việc, họ phải đảm bảo quy tắc an toàn là chỉ được chạm vào một sợi dây điện một lần, tuyệt đối không chạm vào hai dây cùng lúc.