Người xưa nói: Trước nhà có giàn bầu đẩy lùi xui xẻo, đón phúc lộc giàu có

( PHUNUTODAY ) - Bầu là trái cây dùng làm thực phẩm quen thuộc và cũng là loại cây phong thủy tốt lành mà ít người biết.

Ý nghĩa của giàn bầu

Quả bầu rất quen thuộc trong ẩm thực. Bầu là trái cây dinh dưỡng. Giàn bầu trồng trước nhà để lấy bóng mát, tránh nắng trưa hè. Bầu bí trong sân hoặc leo tường hoặc trồng bờ ao là hình ảnh quen thuộc với người Việt.

Nhưng loại bầu phong thủy ở đây thường là loại bầu hồ lô vì trông chúng đẹp hơn. Bầu lúc lỉu trên giàn trước nhà như đàn lợn con đông đúc, thể hiện giàu có.

Trồng bầu thể hiện phúc lộc dồi dào vì theo tiếng Hán, bầu phát âm gần giống với “phúc lộc” nên người xưa cho rằng, việc trồng hoặc treo bầu trong nhà có ý nghĩa gia tăng tài lộc, phú quý.

Bầu làm cảnh làm vật trang trí

Bầu cũng là biểu tượng cho giàu có thịnh vượng nên người xưa thường treo bầu hồ lô trước nhà. Bầu hút khí tốt vào trong bình bầu và khí tràn ra rất ít vì cấu tạo bầu hồ lô bụng to, miệng nhỏ, thắt ở giữa. 

Dân gian còn treo bầu cửa sổ vì tin rằng "Bầu đè cửa sổ, tiền lăn ra ngoài", có ngụ ý về việc sinh sôi nảy nở tài lộc nếu như trong nhà có một giàn bầu. 

Quả bầu cũng là biểu tượng cho sự trường thọ, sức sống dồi dào. Trồng bầu leo giúp mang tính phát triển dương khí vào nhà. Ngoài ra, ông Thần Thọ trong văn hóa xưa cũng có treo một quả bầu trên cây gậy của mình nên người xưa tin rằng quả bầu mang linh khí, là linh vật phong thủy tốt lành. 

Bầu trồng trước nhà trông cũng đẹp mắt, lá xanh hoa trắng, tua rua uốn cong, quả xinh xắn. Quả bầu hồ lô cũng được phơi khô thành vật trang trí rồi thành hũ rượu đẹp. Cái bụng to của quả bầu không chỉ có tác dụng "hút của cải" mà còn nhắc nhở cho người ta về bản tính rộng lượng, kiên nhẫn, làm việc lớn để có thể chứa được "cả thiên hạ".

Quả bầu trước nhà giúp xua đuổi tà khí bảo vệ gia chủ mang lại bình an cho gia đình. Ngoài ra, việc trồng hay treo bầu trong nhà là để thu thập tài lộc và sinh nhiều con cháu; cùng nhau già đi; treo trên xe để cầu phúc lộc, an toàn...

Trong đời sống, cây bầu cũng là cây dinh dưỡng ăn được cả lá, ngọn, quả. Bầu là món ăn giải nhiệt và ngon miệng. Bầu trước nhà còn là giàn cây che mát.

Bầu lấy bóng mát và làm thức ăn ngon

Cách trồng giàn bầu

Bầu là loại cây trồng theo vụ mỗi năm. Chúng nên trồng vào mùa xuân, để nở hoa và kết trái vào mùa hè, trưởng thành vào cuối mùa thu và đầu mùa đông, toàn bộ cây sẽ chết dần và đợi mùa gieo hạt mới. 

Bạn có thể gieo hạt hoặc mua cây con trong bầu đất về trồng. Thông thường, hạt bầu có thể được gieo vào cuối tháng 2, đầu tháng 3. Chỉ cần nhiệt độ thích hợp, hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 7 đến 10 ngày.

Bầu hồ lô giúp làm đẹp và dùng làm đồ lưu niệm còn bầu ăn ngon nên trồng bầu dài bầu sao. 

Khi trồng bầu cần chú ý đây là cây ưa sáng nên muốn cây phát triển tốt và cho nhiều trái thì phải trồng ở nơi có đủ ánh nắng.

Đất trồng bầu cần là tất tốt, tơi xốp thoát nước tốt. Khi đủ nắng và đủ sáng, đủ dinh dưỡng, dây bầu có thể leo dài chục mét. 

Giai đoạn mới trồng không nên bón phân vì dây bầu lớn nhanh không cần lo về dinh dưỡng. Nếu bón phân sớm, dinh dưỡng quá dồi dào sẽ khiến dây bầu mọc um tìm mà không nở hoa. Trước khi bầu qua quả, không bón phân đạm hoặc phân có hàm lượng nitơ cao, nếu không bạn sẽ chỉ chờ xem lá và dây leo.

Bầu cũng có thể trồng trong chậu xốp chậu nhựa và cắm cọc leo hoặc leo ban công, leo bờ tường, leo sân thượng. Tuy nhiên phải đảm bảo thùng đất đủ to và chăm bón tốt mới giúp bầu ra quả.

Nếu nhà bạn không đủ điều kiện trồng bầu, có thể dùng quả bầu khô làm vật phong thủy.

Bầu khô treo đầu giường giúp ngủ ngon mang lại may mắn, hút tài lộc, tránh muộn phiền ác mộng.

Bầu khô treo trước cửa mang lại may mắn hút tiền tài và xả xui

Bầu khô treo cửa sổ hút tài lộc vào nhà, tránh xui xẻo, tà khí xuyên qua.

Bầu hồ lô thắt dây nơ đỏ làm vật trang trí ở phòng khách giúp thu hút may mắn tài lộc.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên