4 vật không được cho mượn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận khí và "mang họa" đến cho gia đình

16:44, Thứ tư 10/07/2024

( PHUNUTODAY ) - “Tứ diệt vong”, hay là 4 món đồ cổ nhân căn dặn con cháu không nên cho mượn vì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy 4 món đồ đó là gì?

1. Không cho mượn dao của người hàng thịt

Dao là công cụ kiếm sống của người bán thịt, nên nó không giống với những con dao phổ biến được dùng trong các hộ gia đình bình thường. Lý do không cho mượn dao của người hàng thịt xuất phát từ quan niệm lâu đời.

Người xưa cho rằng, ca dao tượng trưng cho sự giàu sang, nếu cho người khác mượn cũng có nghĩa là trao đi tài sản của mình. Điều này có thể dẫn tới việc thay đổi tài vận, chuyển may thành xui nên cần phải kiêng kỵ.

Cho người khác mượn dao là trao đi tài sản của mình.

Cho người khác mượn dao là trao đi tài sản của mình.

Còn có một cách giải thích khác đó là, con dao đồ tể là một loại vũ khí sắc bén. Nếu như vô tình rơi vào tay người khác để làm chuyện phi pháp thì chủ nhân con dao sẽ khó lòng giải thích cho rõ ràng.

Thời xưa có một hình phạt gọi là “ngồi chung”, hiểu đơn giản là chủ nhân của hung khí cho người khác mượn để gây án thì cả hai đều phải chịu trách nhiệm tương ứng, có khi còn bị trừng phạt nghiêm khắc hơn. Vì thế, người hàng thịt ngày xưa truyền tai nhau thông lệ không cho người ngoài mượn dao.

2. Không cho mượn ấm thuốc

Người xưa chữa bệnh bằng các loại thảo dược, do đó các gia đình có người ốm đau sẽ có ấm sắc thuốc trong nhà. Các loại thuốc bắc cần được nấu lâu và sử dụng trong thời gian dài, vì thế nhiều vị thuốc sẽ ngấm trong thành ấm.

am sac thuoc

Cơ địa của mỗi người khác nhau nên các loại thuốc sử dụng cũng khác nhau. Nếu tự ý mượn ấm sắc thuốc của người khác rất có thể xảy ra tình trạng xung đột dược liệu, làm bệnh trở nặng thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, cách tốt nhất là không nên sử dụng ấm thuốc với người khác.

“Tứ diệt vong” mà cổ nhân đề cập ở trên mới nghe thì không hợp lý, nhưng nếu ngẫm kỹ chúng ta sẽ hiểu được phần nào ý nghĩa của nó. Trên thực tế, những câu nói cổ vẫn có chân lý của nó vì ở đó cô đọng trí tuệ được đúc kết qua hàng ngàn năm.

Do vậy, trước những câu nói lâu đời này, chúng ta nên phân tích thấu tình đạt lý và tiếp thu tinh hoa của chúng, đây là cách tốt nhất để phát huy trí tuệ của người xưa.

3. Không cho mượn nạng của người già

Người sử dụng nạn thường là những người già hoặc người có tật ở chân. Thời xưa, người cao tuổi thường sử dụng nạng để đi lại và nó rất được coi trọng.

Người xưa cho rằng, nếu cho người khác mượn nạn nghĩa là cho mượn mạng sống của mình.

Người xưa cho rằng, nếu cho người khác mượn nạn nghĩa là cho mượn mạng sống của mình.

Nạng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, một số cây nạn còn được làm từ những loại gỗ quý, mang ý nghĩa xua đuổi những điều xui xẻo đồng thời còn tượng trưng cho sự trường thọ.

Vì vậy, người xưa cho rằng, nếu cho người khác mượn nạn nghĩa là cho mượn mạng sống của mình. Hơn nữa, những người cao tuổi thường đau ốm khắp người, cho người khác mượn nạn chính là tự mang phiền phức cho bản thân, nên không ai dám làm trái.

4. Không cho mượn nôi của con

Người xưa cũng quan niệm rằng, việc em bé nằm trong nôi là điềm lành, nếu cha mẹ cho người khác mượn nôi của con thì nghĩa là “trao đi phúc lành”. Điều này có thể làm giảm vượng khí của gia đình, nên kiêng kỵ.

Quan niệm của người xưa, em bé nằm trong nôi là điềm lành, nếu cha mẹ cho người khác mượn nôi của con thì nghĩa là “trao đi phúc lành”

Quan niệm của người xưa, em bé nằm trong nôi là điềm lành, nếu cha mẹ cho người khác mượn nôi của con thì nghĩa là “trao đi phúc lành”

Ngoài ra, còn một lý do quan trọng khác để không cho mượn nôi chính là tay nghề của người xưa chưa hoàn thiện. Nên việc sử dụng một thời gian nôi sẽ không còn chắc chắn như trước nữa.

Mà trẻ nhỏ lại là đối tượng cần nâng niu, nên người ta hạn chế cho mượn nôi để tránh gây ra những sự cố không đáng có.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc
Từ khóa: