Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
Nguyên nhân đầu tiên phải nhắc tới đó là dịch âm đạo tiết nhiều trong thai kỳ cũng chính là môi trường hoàn hảo cho các loại nấm âm đạo trú ẩn và xuất hiện khi gặp thuận lợi.
Bên cạnh đó, khi mang thai, nồng độ hormone estrogen cao hơn và khiến âm đạo của mẹ tiết ra nhiều glycogen hơn, chất này tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển. Bên cạnh đó estrogen còn là nhân tố giúp cho loại nấm này phát triển nhanh chóng và dễ dàng sinh sôi hơn trong thành âm đạo.
Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có biểu hiện gì?
Khí hư ra nhiều, cụ thể đó là dịch màu trắng, không mùi, gây ngứa vùng kín và vùng da xung quanh, bị rát khi đi tiểu. Với những bệnh viêm nhiễm âm đạo khi mang thai khác, khí hư có thể đặc hoặc loãng với màu sắc khác nhau.
Âm đạo bị đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, nóng rát và môi âm hộ của mẹ có thể bị sưng lên. Đặc biệt khi đi tiểu thì rất rát và đau.
Những nguy hiểm mà bệnh này đem đến cho bà bầu
Nhiễm nấm âm đạo không có ảnh hưởng quá lớn cho thai nhi khi còn nằm trong tử cung. Tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm nấm âm đạo vào thời điểm chuyển dạ thì bé có thể bị nhiễm nấm khi chui ra khỏi bụng mẹ qua đường sinh.
Trong quá trình chuyển dạ, trẻ sơ sinh ra đời rất dễ bị dính nấm vào niêm mạc miệng, gây đẹn hoặc viêm da. Có nhiều trường hợp nguy hiểm cho thai nhi khi nuốt phải nấm trên đường ra đời, bé còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột.
Khi mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo, sẽ tăng nguy cơ sinh non, do đó, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do sự ảnh hưởng tiêu cực của nấm.
Cách điều trị tốt nhất khi bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo
Cách xử lý tốt nhấ là mẹ nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để điều trị các triệu chứng khó chịu. Nếu trong thời kỳ đầu của thai kỳ bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc để đặt và sau đó bổ sung thuốc uống. Tuy nhiên, trong quá trình đặt thuốc, mẹ bầu nên cẩn thận, bởi tác động mạnh có thể gây chảy máu.
Cách phòng chống hữu hiệu cho bà bầu đó là thêm tỏi vào khẩu phần ăn uống hằng ngày vì tỏi có tính kháng khuẩn có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic cũng thuyên giảm bớt bệnh viêm nhiễm trong cơ thể.
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang