Ngày nay, giới trẻ ngày càng có xu hướng yêu đương và sống thoáng hơn. Độ tuổi trẻ bắt đầu 'quan hệ' cũng sớm hơn trước rất nhiều. Chính vì thế, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức về giới tính, đồng thời cũng nên tìm các biện pháp để bảo vệ con lâu dài.
Một trong số việc cha mẹ cần chú ý, nhất là với cha mẹ có con gái, đó chính là tiêm mũi phòng ung thư cổ tử cung. Bắt đầu khi bé gái lên 9 tuổi.
Bác si Bạch Thị Chính (GĐ Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC) đã có những chia sẻ về việc tiêm phòng căn bệnh này.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là gì? Có nên tiêm phòng không?
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú ở cơ quan sinh lý, sùi mào gà do virus u nhú ở người HPV gây ra. Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với ‘cậu nhỏ’, ‘cô bé’, hậu môn của những người bị nhiễm. Việc hôn hay chạm vào cơ quan sinh sản của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.
Ung thư cổ tử cung là bệnh rất nguy hiểm và phổ biến thứ 2 trong số bệnh ung thư ở phụ nữ, sau ung thư vú.
Đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa. Vắc xin này khá an toàn và có thể mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới khỏi những bệnh liên quan tới HPV.
Độ tuổi và đối tượng nào nên tiêm phòng, có cả bé trai đúng không?
Tại Việt Nam, vắc xin này được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận từng 'yêu đương' hay chưa. Tuy nhiên, hiệu quả tốt nhất vẫn là khi chưa xảy ra chuyện nam nữ.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đi tiêm phòng vắc xin này càng sớm càng tốt. Nó có hiệu quả kéo dài lên tới 30 năm.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng lợi ích từ tiêm phòng vắc xin này. Hiện, Trung tâm phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho biết: Nên xem xét mở rộng chương trình tiêm chủng cho cả bé trai.
Kết luận này được đưa ra sau khi một nghiên cứu cho thấy nam giới mắc ung thư do nhiễm HPV sẽ vượt xa nữ giới. Hơn nữa, nhiễm HPV còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, lưỡi, miệng, đường sinh sản ở nam giới.
Hiện nay, có những loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung nào? Lịch tiêm ra sao?
Tại nước ta đang lưu hành 1 loại vắc xin duy nhất là: Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, ‘bé’, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc ở cơ quan sinh lý, bệnh lý do nhiễm HPV.
Loại vắc xin này có xuất xứ từ Mỹ. Nó có thể bảo vệ bạn khỏi chủng HPV 16 và 18. Đây là 2 loại nguy hiểm nhất vì chúng gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, ‘bé’ và hậu môn.
Không chỉ thế, nó cũng có thể chống lại chủng số 6 và 11. Đây là nhóm có thể gây ra mụn cóc sinh dục.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được chia thành 3 mũi. Cụ thể lịch tiêm như sau:
+ Mũi 1: Ngày bắt đầu tiêm.
+ Mũi 2: 2 tháng sau mũi tiêm đầu tiên
+ Mũi 3: 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 2.
Khi tiêm vắc xin này có cần xét nghiệm không, có gây tác dụng phụ không?
Hiện nay, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung này có giá khoảng 3 triệu đồng. Trước khi tiêm, không cần xét nghiệm trước mà chỉ cần là nữ trong độ tuổi từ 9 – 26, không mang thai, không bị dị ứng với thành phần vắc xin, không điều trị bệnh cấp tính…
Tuy nhiên, chị em nên khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.
Cũng như những loại vắc xin khác, nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nhưng không quá nghiêm trọng. Cụ thể, các tác dụng phụ thường gặp là: đau, quầng đỏ, sưng tại chỗ tiêm; sốt nhẹ; nổi mề đay; đau đầu; mệt mỏi. đau cơ; đau khớp; nôn và buồn nôn; rối loạn dạ dày và ruột.
Vắc xin là để phòng HPV, vậy nếu nhiễm HPV rồi thì có tiêm phòng được không?
Câu trả lời là có. Vắc xin này vẫn có tác dụng khi tiêm cho người từng làm chuyện nam nữ, thậm chí là từng nhiễm HPV.
Lý do là vì virus HPV rất dễ tái nhiễm. Nghĩa là sau khi cơ thể đào thải ra rồi virus vẫn có thể xâm nhập trở lại. Mà miễn dịch tự nhiên của cơ thể thì không đủ để phòng sự tái nhiễm. Vắc xin có thể giải quyết vấn đề này.
Chưa kể, HPV có nhiều chủng khác nhau. Do đó, việc bạn đã từng nhiễm một chủng HPV trước đây thì vẫn nên tiêm để tránh lây nhiễm những chủng khác.
Nếu không chủng ngừa, tỷ lệ bị nhiễm ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?
HPV rất dễ lây lan. Theo một số thống kê thì có tới 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh chuyện nam nữ và 50% trường hợp bị nhiễm trong 2 năm đầu ‘yêu’.
HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung và tạo nên các biến đổi của tế bào. Diễn tiến này kéo dài từ 10 – 20 năm với biểu hiện: tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn.
Vì vậy, việc tiêm chủng càng sớm càng tốt. Còn nếu chưa tiêm, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm HPV nếu:
+ Yêu không an toàn
+ Yêu đồng giới
+ Có nhiều đối tượng
+ Tiếp xúc với mụn cóc
+ Hệ miễn dịch bị suy giảm, dinh dưỡng kém.
Tiêm vắc xin xong bao lâu thì có thể mang thai?
Khi có dự định lập gia đình, phụ nữ cần chủ động tiêm phòng. Nếu có thai khi đang tiêm thì sẽ tạm hoãn lịch tiêm.. Sau khi sinh con xong sẽ tiếp tục hoàn thành.
Tác giả: Thạch Thảo
-
4 dấu hiệu cho thấy chị em đang bị "bỏ đói chuyện ấy"
-
5 loại quả tuy ngọt nhưng chứa lượng đường cực thấp, ăn vào còn giúp giảm cân, tiêu mỡ
-
5 triệu chứng Covid-19 phổ biến nhất ở người đã tiêm 2 liều vắc xin: Không còn sốt hay mất khứu giác, vị giác
-
4 loại nước đừng bao giờ uống vào buổi tối kẻo đường huyết tăng cao, ngay cả người khỏe cũng nên tránh xa
-
Phụ nữ có tuổi thọ cao cơ thể sẽ xuất hiện ‘1 dày, 2 mềm, 2 to’: Có 1 thôi cũng đáng chúc mừng