Nhiễm Omicron có thể không lo hội chứng hậu Côvy

( PHUNUTODAY ) - Theo những nghiên cứu mới đây cho thấy Omicron chỉ tấn công đường hô hấp trên chứ không đi xuống đường hô hấp dưới.

Trước đây khi biến thể Delta chiếm đa số, tình trạng hậu Covid ở nước ta có. Tuy nhiên chủ yếu do yếu tố tâm lý và thường không cần chữa mà chỉ là tập luyện. Còn những trường hợp bệnh nhân cần giải quyết các di chứng, cần phục hồi chức năng là những bệnh nhân nặng trong thời kỳ đầu vắc-xin chưa bao phủ, những người phải nằm hồi sức dài ngày.

Khi chúng ta bị stress thì có thể xuất hiện tất cả các triệu chứng liên quan đến hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… Ví dụ như nhịp tim nhanh, nặng thở, trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, stress cũng có thể gây ra một vấn đề phiền toái mà nhiều người than gặp phải sau khi mắc Covid-19 đó là mất ngủ. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mệt mỏi mà người mới ốm dậy lại rất cần được nghỉ ngơi, ngủ bù.

So với Delta, các nhà khoa học thấy rằng Omicron ít gây hại ở người già, người có cơ địa nguy cơ; đặc biệt là ở người đã chích ngừa và trẻ em. Chẳng hạn, hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em sau Covid-19 MIS-C biến mất ở Mỹ khi Omicron lan rộng, mặc dù số ca bệnh tăng cao.

Theo các nghiên cứu đã công bố, Omicron chỉ tấn công đường hô hấp trên chứ không đi xuống đường hô hấp dưới.

Theo chuyên gia y tế cho biết, hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra F0 nhiễm Omicron gặp phải các triệu chứng khác thường sau khi khỏi bệnh. Omicron gây mắc COVID-19 có xu hướng bệnh nhẹ, song không có nghĩa tỷ lệ người nhiễm chủng này mắc hội chứng Covid kéo dài sẽ giảm hơn so với biến thể trước đó là Delta hay Alpha.

Trong nhiễm siêu vi đường hô hấp thì có một số người có cơ địa đặc biệt, hiếm gặp có nguy cơ lan xuống dưới, hoặc bội nhiễm. Do đó cần đề phòng bội nhiễm ở nhóm đối tượng nguy cơ.

Bội nhiễm nghĩa là khi cơ thể mình đang yếu vì con virus gây Covid-19 này, hay một siêu vi đường hô hấp khác, thì tuy không bị con siêu vi đó tấn công vào đường hô hấp dưới nhưng lại bị các vi khuẩn khác nhân cơ hội tấn công vào. Nên mới thấy có những người đang khỏe vậy tự nhiên trở nặng, viêm phổi. Viêm phổi đó là do con vi khuẩn tấn công sau, chứ không do con siêu vi ban đầu.

Đề phòng bội nhiễm bằng cách giữ môi trường sạch sẽ, cẩn thận khi đi vào môi trường có nguy cơ nhiều vi khuẩn. Ví dụ nhà toàn F0 hết thì không cần đeo khẩu trang lúc bình thường nhưng khi đi vào nhà vệ sinh thì nên đeo, bởi nhà vệ sinh thường tù túng, ẩm ướt, là môi trường nhiều vi khuẩn dễ trú ngụ.

Tác giả: Trần Thu Thủy