Nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn trước khi đi ngủ, sau 7 ngày cơ thể nhận được 4 lợi ích tuyệt vời

( PHUNUTODAY ) - Sử dụng dầu gió theo cách này, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe.

Dầu gió là một sản phẩm quen thuộc, thường được dùng để trị đau đầu, giảm ngứa, làm ấm cơ thể... Nếu bạn nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn trước khi đi ngủ, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời dưới đây.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nhỏ một giọt dầu gió vào khu vực quanh rốn và massage nhẹ nhàng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm mệ mỏi từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dầu gió có chứa các một số thành phần giúp an thần, mang lại giấc ngủ ngon hơn. Hơn nữa, dầu gió cũng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đả thông kinh mạch, làm ấm cơ thể, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Việc này phát huy hiệu quả rất tốt vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh.

Giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Nhỏ dầu gió vào rốn và massage khu vực này mỗi tối sẽ giúp cải thiện sức khỏe của đường tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, rốn là bộ phận kết nối nội tạng với các hoạt động bên ngoài. Rốn vốn mỏng mạnh nên nếu không được chú ý chăm sóc và vệ sinh.

Sử dụng dầu gió có thể làm ấm khu vực rốn, giúp cải thiện tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho hệ tiêu hóa.

Cải thiện chứng táo bón

Việc bôi dầu gió ở khu vực rốn cũng giúp cải thiện chứng táo bón. Nó có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất có hại, giữ ấm đường ruột, về lâu dài có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt

Theo y học cổ truyền, tử cung của phụ nữ bị lạnh sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Chị em có thể nhỏ một giọt dầu gió lên rốn và xoa bóp nhẹ nhàng để xua tan cái lạnh ở vùng tử cung.

Bên cạnh đó, dầu gió cũng có tác dụng làm ấm cơ thể, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thời tiết như ho, cảm cúm rất hiệu quả.

Lưu ý, những trường hợp mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dầu gió.

Một ngày không nên bôi dầu gió quá 3-4 lần. Ngoài ra, tránh bôi dầu gió lên niêm mạch, vùng mắt và các vết thương hở.

Tác giả: Thanh Huyền