Giá trị dinh dưỡng của đỗ đen
Đậu đen là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày và trong đông y.
Trong 89g đậu đen nấu chín sẽ chứa 114 calo, 0.46g chất béo, 7.62g protein, 0.28g đường, 7.5g chất xơ, 23mg canxi, 1.81mg sắt, 60mg magie, 120mg phốt pho, 305mg kali, 1mg natri, 128mg malate, 0.434mg niacin, 0.21mg thiamin.
Ngoài ra, đậu đen còn chứa một số dưỡng chất chống oxy hóa khác như quercetin, saponin, kaempferol,… Đặc biệt, các chất tinh bột trong đậu đen giúp ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu.
Những tác dụng tuyệt vời của đậu đen với sức khỏe
- Duy trì xương khỏe mạnh
- Giảm huyết áp
- Quản lý bệnh tiểu đường
- Ngăn ngừa bệnh tim
- Ngăn ngừa ung thư
- Tiêu hóa khỏe mạnh
- Giảm cân
- Làm đẹp da
Những ai không nên dùng đậu đen?
Uống khi cơ thể bị cảm lạnh
Đậu đen là thức uống có tính hàn, khi uống quá nhiều sẽ làm lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy. Đặc biệt, đối với cơ thể đang bị cảm lạnh không nên dùng bởi nước đậu đen có thể làm tình trạng thêm nặng. Để giảm tính hàn trong thực phẩm này chúng ta nên đem đậu đen đi rang trước khi chế biến.
Dùng khi đang uống thuốc
Trong đậu đen chứa các protein, photo, kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa. Do đó, đối với những người đang uống thuốc, nếu dùng cả nước đậu đen có thể phản ứng và làm giảm tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, hàm lượng axit phytic (chất phản dinh dưỡng gây cản trở sự hấp thụ khoáng chất từ chế độ ăn uống) trong đậu đen sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của các chất trong cơ thể. Vì vậy, hãy sử dụng nước đậu đen sau 4 tiếng đồng hồ sau khi tiêu thụ các thực phẩm khác.
Sử dụng khi đang tiêu chảy, viêm đại tràng
Những người đang mắc bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không nên sử dụng nước đậu đen.
Ngoài ra, với trẻ em, người lớn tuổi hay người có thể trạng yếu cũng nên hạn chế sử dụng thức uống này. Nguyên nhân, hàm lượng protein trong đậu đen cao, cơ thể sẽ khó tiêu thụ hết lượng protein trong thực phẩm này. Từ đó gây ra vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng.
Người có vấn đề ở thận
Với đặc tính lợi tiểu, uống nước đậu đen không được các chuyên gia khuyến cáo dành cho những người thận yếu hay có các vấn đề ở thận. Nếu dùng nước đậu đen thường xuyên, thận sẽ quá tải, vô tình khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Trong một số bài thuốc Đông y, đậu đen vẫn được sử dụng để hỗ trợ chứng thận yếu, tăng cường khả năng tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia Đông y luôn kết hợp với những vị thuốc khác và dùng có liều lượng hợp lý chứ không uống nước đậu đen liên tục.
Những lưu ý khi uống nước đậu đen
Ngoài tìm hiểu về việc ai không nên uống nước đậu đen, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng thức uống này.
Không thể phủ nhận những tác dụng của nước đậu đen đối với sức khỏe nhưng cũng không nên lạm dụng thức uống này. Tốt nhất chỉ nên uống 1 - 2 ly mỗi ngày và không quá 3 - 4 lần/tuần. Nếu sử dụng nước đậu đen để giảm cân, bạn cần hạn chế thêm đường, thay vào đó uống nước đậu đen rang không đường thêm chút muối để hỗ trợ giảm cân nhanh hơn.
Ngoài những điều cơ bản kể trên, khi uống nước đậu đen cũng cần tránh ăn những thực phẩm giàu canxi, kẽm và sắt. Nếu phải ăn thì cần ăn cách nhau 4 tiếng để tránh tác dụng phụ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
4 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể có vi khuẩn HP, ăn 5 món vi khuẩn HP 'sợ nhất' để bảo vệ dạ dày
-
Thời tiết mùa đông, nhớ những điều này khi tắm bạn sẽ trường thọ, đừng chủ quan không cẩn thận là mất Tết
-
Người tiểu đường có được ăn mì tôm không? 3 cách ăn mì không làm tăng đường huyết
-
3 món ngon loại bỏ ngay chứng tay chân lạnh trong mùa đông: Không biết ăn quá phí
-
4 thói quen khi dùng nước mắm gây hại gan thận của bạn: Đặc biệt điều thứ 2