Thành phần của mì tôm
Thường thì một gói mì tôm có chứa khoảng 320kcal còn một chén cơm bình thường khoảng 200kcal. Mì tôm được sản xuất từ tinh bột mì, dầu ăn, màu vàng từ bột nghệ tươi, muối, chất điều vị, chất tạo xốp cùng các chất phụ gia làm tăng cường hương vị và độ thơm ngon. Vì vậy mà mì tôm chỉ chứa thành phần carbohydrat tinh chế (carbs xấu) và chất béo transfat (chất béo bão hoà rất hại cho sức khoẻ), muối, bột ngọt và các chất điều vị và không có chất xơ, vitamin A, C, B12,…
Bên cạnh đó, mì tôm thường được chiên qua dầu ở nhiệt độ cao, làm phân huỷ chất dinh dưỡng và vitamin B. Quá trình này cũng làm sản sinh ra nhiều chất béo chuyển hoá, làm tăng cholesterol máu và kháng insulin, làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
Chỉ số đường huyết GI của mì tôm là 47, tuy không cao nhưng càng nấu chín kỹ thì chỉ số này càng tăng lên và ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh. Bên cạnh đó, tải lượng đường huyết của mì là 18,8, dù nằm ở mức trung bình nhưng nếu ăn quá nhiều có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Hơn nữa, chỉ cần ăn một gói mì tôm, lượng natri nạp vào cơ thể đã cao hơn khuyến nghị.
Như vậy, thường xuyên ăn mì tôm sẽ khiến bạn cảm thấy nó, nhiều năng lượng nhưng lại không có nguồn dưỡng chất cần thiết. Người tiểu đường sau khi ăn mì tôm dễ bị tăng đường huyết đột ngột, ảnh hưởng sức khoẻ. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng dễ mắc các biến chứng cao huyết áp, thận hay các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.
3 cách ăn mì không làm tăng đường huyết, giảm cân hiệu quả
Chọn mì được làm bằng nhiều loại ngũ cốc
Người có đường huyết cao, mắc bệnh đái tháo đường nên chọn mì được làm bằng nhiều loại ngũ cốc. Chẳng hạn như mì nguyên hạt, mì yến mạch, mì kiều mạch,… Chỉ số đường huyết của mì nguyên hạt chỉ là 37, rất hữu ích trong việc giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Ăn mì cùng nhiều thực phẩm khác
Bạn nên ăn kèm rau với mì với lượng ít nhất là 1:1 hoặc thậm chí nhiều hơn. Trong khi chế biến mì, bạn cũng có thể trộn mì với một số thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu phụ, tôm,… Một bữa ăn hỗn hợp sẽ có chỉ số đường huyết thấp hơn so với chỉ ăn mì nên có thể làm chậm quá trình tăng đường huyết sau bữa ăn.
Nấu mì khéo léo
Bạn nên đun nóng mì đến khi chín một nửa thì vớt ra cho vào nước lạnh. Khi mì nguội hoàn toàn bạn tiếp tục luộc trong nồi. Như vậy sẽ giúp mì được dai hơn.
Với cách chế biến này, sau khi ăn, tốc độ tiêu hoá tương đối chậm. Điều này càng có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu tăng lên sau bữa ăn.