Nhu cầu về nước của cơ thể
Mỗi ngày, một người trưởng thành cần khoảng 2.500 ml/ngày. Trong đó nước uống bổ sung khoảng 1,2 – 1,4 lít/ngày (khoảng 6 - 7 cốc nước/ngày), lượng nước còn lại đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống khác.
Nhu cầu nước của cơ thể có thể thay đổi tùy theo thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý...
Nhìn chung, người càng cao tuổi thì lượng nước trong cơ thể càng ít, với người trên 55 tuổi nước chỉ chiếm 50% trọng lượng.
Cuốn Nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam năm 2016 có nêu rõ nhu cầu về nước như sau: Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10-18) tuổi nhu cầu nước là 40 ml/kg; từ 19 đến 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40 ml/ kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35 ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30 ml/kg.
Khi thời tiết nắng nóng, chúng ta cần bổ sung nước thường xuyên để tránh thiếu nước với biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh. Việc uống nước cần thực hiện từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Có thể uống các loại nước như nước rau, nước hoa quả, nước oresol, nước có pha thêm chút muối...
Sau khi tiêm vắc-xin nên uống nước gì?
Theo Sức khỏe & Đời sống, sau khi tiêm vắc-xin, nhiều người có biểu hiện đau, sốt vì vậy việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Có thể bổ sung các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Không nhất thiết phải là nước lọc mà có thể là nước chanh, nước bạc hà, nước ép trái cây... cũng được.
Có nên uống nước lá tía tô, lá diếp cá, nhọ nồi... sau khi tiêm vắc-xin?
Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau thông tin uống nước lá tía tô, lá nhọ nồi, lá diếp cá... để giảm tác dụng phụ của vắc-xin Covid-19.
Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định đây chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các loại nước này có thể làm giảm tác dụng phụ của vắc-xin.
Trên Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, hiện nay chưa có khuyến cáo nào về việc nấu nước lá tía tô hay lá diếp cá để hạ sốt trước và sau khi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nếu việc này làm bà con cảm thấy yên tâm hơn, tinh thần tốt hơn thì cứ làm. "Uống lá tía tô để phòng phản ứng phụ tôi nghĩ cũng không gây tổn hại gì, không có vấn đề gì phải cấm", ông Nhung nói và nhấn mạnh.
Có được uống cà phê sau khi tiêm vắc-xin Covid-19?
Theo Thanh niên, bác sĩ Đặng Văn Đạt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, TP.Thủ Đức, TP.HCM cho biết trước khi tiêm vắc-xin Covid-19, người dân không nên uống nhiều các thực phẩm chứa caffein như trà, cà phê, nước tăng lực vì caffein có thể làm tăng tần số nhịp tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nếu sử dụng quá nhiều. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.
Sau khi tiêm, có thể uống cà phê bình thường nhưng cần theo dõi các dấu hiệu bất thường về sức khỏe để báo với nhân viên y tế kịp thời.
Không nên sử dụng rượu, bia khi tiêm vắc-xin
Trong khuyến cáo của Bộ Y tế, người tiêm vắc-xin không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm. Theo các chuyên gia, rượu bia có thể gây mất nước, ức chế miễn dịch, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng; gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu bia với phản ứng của vắc-xin.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Khoa học chứng minh người thường xuyên uống cà phê ít bị nhiễm Covid -19 hơn
-
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 nên ăn gì và kiêng gì để luôn khỏe mạnh?
-
5 loại hạt trái cây người Việt thường bỏ đi nhưng lại là 'thần dược' cho sức khỏe
-
Không muốn bị suy thận, nhớ '3 thêm 4 bớt' vào buổi tối: Đừng lơ là kẻo cả đời nằm trên giường bệnh
-
Đi chợ có sợ lây virus qua tiền mặt không: Thí nghiệm thực tế chỉ rõ, ai cũng nên biết