Dứa đặc biệt giàu vitamin C và mangan. Trong đó, vitamin C cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, hấp thụ sắt, tăng trưởng và phát triển, trong khi mangan cung cấp các đặc tính chống ôxy hóa và hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất.
Các chất chống ôxy hóa giúp ngăn chặn quá trình ôxy hóa trong cơ thể, có thể hỗ trợ ngăn ngừa chứng viêm và các bệnh mạn tính khác.
Dứa cũng chứa các vi chất dinh dưỡng khác, như đồng, thiamine và vitamin B6, rất cần thiết cho sự trao đổi chất lành mạnh.
Dứa cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin B lành mạnh, bao gồm thiamin, niacin, B6 và folate. Những chất dinh dưỡng rất quan trọng để hình thành các tế bào hồng cầu mới, mang ôxy đến các cơ quan và mô của cơ thể.
Mặc dù tốt như vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn.
Người có cơ địa dị ứng
Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
Người thừa cân
Báo Lao động dẫn nguồn tờ Health cho biết, tuy dứa hàm lượng calo ít nhưng đây lại có lượng đường khá cao, đặc biệt là dứa mật. Do đó, loại trái cây này được đánh giá không thực sự tốt cho những người thừa cân, béo phì.
Bởi khi ăn quá nhiều, lượng đường huyết tăng cao sẽ khiến cơ thể dễ mắc nguy cơ bị tiểu đường và sinh ra triệu chứng tụt đường huyết khiến chân tay run, mệt mỏi. Chính vì vậy, người thừa cân không nên ăn quá 100gr dứa mỗi ngày.
Người đái tháo đường
Báo Vietnamnet dẫn lời PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Người mắc bệnh viêm mũi họng
Những người tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn... bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy.
Ngoài ra, những người dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc chống co giật, thuốc benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng TCA cũng không ăn quá nhiều dứa. Bromelain trong dứa có thể kháng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Người bán rau mách nhỏ: Ra chợ thấy 8 loại rau này đừng tiếc tiền mua, rau sạch, bổ, chẳng lo phun thuốc
-
Món ăn là ‘chiếc chổi’ quét sạch chất độc, cholesterol, cầm vài nghìn ra chợ là mua được
-
Rau muống rất tốt nhưng khi ăn hãy nhớ 2 điều cấm kỵ này kẻo mang bệnh vào người
-
Kinh nghiệm người xưa: Sau 40 tuổi nhớ 'ăn 2 bữa, tập 2 giờ, thức khuya 2 lần' để sống vui, sống khỏe
-
Những ai nên hạn chế ăn dưa hấu kẻo cực hại cho sức khỏe?