Những sai lầm phong thủy khi trồng cây lưỡi hổ, nhớ tránh để giúp thu hút tài lộc

( PHUNUTODAY ) - Lưỡi hổ là cây cảnh phổ biến được nhiều người trồng trong nhà giúp chiêu tài hút lộc nhưng không phải trồng tùy ý.

Trong số các loại cây cảnh dễ trồng thì cây lưỡi hổ có sức sống bền bỉ. Lưỡi hổ thích nghi với nhiều môi trường sống nên có thể trồng trong nhà, ngoài trời. Lưỡi hổ ngày nay được nhân giống và lai tạo nhiều giống mới đặc sắc. Dáng lá lưỡi hổ nhiều vân màu rất đẹp. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ được cho là giúp mang lại may mắn, tài lộc, gia tăng sự tốt lành, bảo vệ gia chủ, xua tà khí, đuổi ma rất tốt.

Lưỡi hổ cũng không yêu cầu chăm sóc cầu kỳ, cây có thể sống lâu năm, ít phải thay đất, ít phải chăm bón. Tuy nhiên vẫn có một số điều nên lưu ý để tránh phạm phong thủy:

Cây lưỡi hổ được trồng làm cảnh rất phổ biến

Tránh trồng lưỡi hổ trên đất thịt : Lưỡi hổ ưa đất thông thoáng, do đó cần trồng lưỡi hổ trên đất tơi xốp hoặc pha cát. Đất thịt dễ làm chặt đất khiến bộ rễ lưỡi hổ yếu và có thể gây úng nước làm thối rễ. Vào mùa xuân khi rễ cây lưỡi hổ phát triển mạnh có nhu cầu được thay đất để bộ rễ phát triển tốt. Lúc này bạn thay sang loại đất thêm 1/3 cát to đồng thời chú ý tới việc thoát nước cho chậu cảnh để cây không bị úng.

Tránh tưới nước thường xuyên: Lưỡi hổ không cần chăm sóc nhiều như các cây khác nên bạn đừng vì chu đáo quá ngày nào cũng tưới mà lại thành hại cây nhé. Khi thấy đất khô hãy tưới nước. Lưỡi hổ thuộc giống mọng nước nên không cần tưới nhiều. Thừa nước sẽ khiến lưỡi hổ bị vàng lá. Thông thừng lưỡi hổ chỉ cần tưới 1 lần/tuần là quá đủ.

Lưỡi hổ thích hợp trồng nhiều vị trí trong nhà nhưng cần tránh tưới nước nhiều

Ánh sáng: Lưỡi hổ thuộc nhóm cây cảnh trồng được trong nhà vì chúng thích hợp với ánh sáng tán xạ. Tuy nhiên trồng lưỡi hổ ngoài nắng thì chúng vẫn chịu được. Thế nhưng riêng với giống cây lưỡi hổ đột biến và những dạng lưỡi hổ lùn, lưỡi hổ đã được lai tạo thì chúng có sức chịu đựng kém hơn. Thế nên khi mua bạn phải biết loại mình trồng là lưỡi hổ gì để chăm sóc, tránh nắng gắt nhé. 

Tránh bón nhiều đạm: Cây lưỡi hổ không cần nhiều dinh dưỡng, khi bón nhiều chúng sẽ chết. Do đó cần tránh bón quá thường xuyên phân, nhất là phân đạm. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng tưới nước gạo nước đậu nành ủ là được. 

Tránh nhiệt độ lạnh: Cây lưỡi hổ thuộc giống cây nhiệt đới nên không thích lạnh. Tránh đặt lưỡi hổ thẳng điều hòa, mùa đông thì tránh để cây ngoài trời chịu lạnh quá. Trong các lưu ý trên thì cần đặc biệt chú ý tránh thừa nước và nhiệt độ thấp vì đó là "tử huyệt" của lưỡi hổ. 

Trong phong thủy lưỡi hổ là cây cảnh tốt lành. Trong trang trí nhà cửa, lưỡi hổ thích hợp với nhiều vị trí và thích hợp cho cả người "tay mơ". Thế nhưng bạn cần tuyệt đối tránh nhưng điều trên tránh cây chết. Ở góc nhìn phong thủy, cây lưỡi hổ giúp gia chủ gặp may mắn, phát tài hưng thịnh, xua đuổi tà khí, nhưng cây vàng lá hay chết thì lại gây phản phong thủy. Do đó hãy chú ý chăm sóc chúng cho đúng nhé. *Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên