1. Đồ ăn khô, cứng
Trẻ sẽ thường phải nhai nhiều và mạnh hơn khi ăn những loại đồ ăn khô cứng. Từ đó, dẫn tới phần cơ hàm của trẻ cũng phải hoạt động mạnh hơn so với khi ăn những món ăn mềm rất nhiều. Điều này thật sự không hề tốt cho việc điều trị viêm tai giữa chút nào mà có thể khiến quá trình phục hồi diễn ra trong thời gian lâu hơn, trẻ cũng sẽ khó chịu hơn. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế tuyệt đối cho trẻ sử dụng những loại thức ăn khô, cứng mà hãy thay thế bằng những món ăn dễ nhai và dễ nuốt khi trẻ bị viêm tai giữa.
2. Đồ ăn được làm từ gạo nếp
Có rất nhiều những món ăn Những được làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh rán, xôi,... và chúng cũng là những món ăn rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Nhưng nếu trong trường hợp con bị viêm tai giữa thì cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm này. Bởi gạo nếp là một trong những thực phẩm có tính ôn ấm, nếu ăn quá nhiều sẽ có thể gây nên tình trạng nóng trong, kích thích tạo mủ và khiến cho tình trạng bệnh viêm tai giữa của con cũng ngày càng chuyển biến xấu hơn. Không những vậy, việc cho con ăn đồ nếp trong quá trình điều trị viêm tai giữa có thể dẫn đến việc phản tác dụng của thuốc và phương pháp điều trị bệnh.
3. Đồ ăn nhanh và thực phẩm dầu mỡ
Đối với trẻ nhỏ, những món đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ như hamburger, gà rán hay khoai tây chiên… đều vô cùng có tính hấp dẫn và được trẻ rất yêu thích. Chính vì vậy, không ít những bậc phụ huynh khi thấy con thích ăn những món này, lại cưng chiều và thương bé đang bị ốm nên sẽ mua về cho con ăn.
Tuy nhiên, việc này hoàn toàn không nên vì theo các chuyên gia, đồ ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ này không hề tốt cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang bị viêm tai giữa vì nó có thể làm tăng phản ứng viêm và khiến triệu chứng trở nên nặng hơn. Vì vậy, con đang bị ốm, cha mẹ thương con những vẫn không nên dù có chiều cho con ăn thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh.
4. Thực phẩm chứa nhiều đường
Theo các chuyên gia đã khuyến cáo, những trẻ bị viêm tai giữa thì tốt nhất là nên kiêng những thực phẩm có chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt - những món ăn trẻ em rất yêu thích. Bởi vì, những thực phẩm này sẽ có thể khiến tai tiết ra nhiều chất nhầy hơn, từ đó dẫn tới tình trạng tích tụ và gây cản trở khả năng nghe của trẻ.
5. Những thực phẩm kích thích tạo mủ
Cha mẹ nên nắm rõ một số loại thực phẩm có thể kích thích tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức cho trẻ khi bị viêm tai giữa như đồ hải sản, tôm cua hay thịt đỏ… Đây sẽ là thực phẩm, cha mẹ nên hạn chế tuyệt đối và cân nhắc trước khi cho trẻ ăn.
Ngoài ra, bé cũng cần kiêng quả chà là và cam thảo, vì quả chà là có thể khiến trẻ bị nhức đầu, chóng mặt; cam thảo có thể gây ù tai, dẫn đến khó nghe ở trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hạn chế tuyệt đối cho trẻ uống đồ uống có ga, nước ngọt...
Tuy nhiên, ngoài việc cần quan tâm đến vấn đề viêm tai giữa thì nên kiêng ăn gì thì cha mẹ cũng cần phải chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để bệnh nhanh khỏi hơn:
- Vệ sinh vùng tai sạch cho trẻ hằng ngày để tránh viêm nhiễm lan ra ngoài gây ra viêm ống tai và dẫn đến điếc dẫn truyền.
- Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Cha mẹ không tự ý quyết định dùng thuốc bôi, hay đắp bên ngoài để tránh khiến cho tình trạng viêm tai trở nên trầm trọng hơn.
- Không cố dùng tăm bông hoặc các vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài vì có thể gây tổn thương tai, dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm vùng thủng màng nhĩ rộng hơn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Tác giả: Minh Hằng
-
Mẹo dân gian chữa viêm tai giữa đơn giản mà lại hiệu quả
-
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có dấu hiệu gì, nghiêm trọng thế nào và cách phòng tránh ra sao?
-
Thấy dấu hiệu này khi thức dậy, chứng tỏ gan đang "kêu cứu, hãy đi khám ngay
-
Bé trai 6 tháng tím tái, ngừng thở sau 3 phút tiêm kháng sinh chữa viêm tai giữa
-
Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm ăn "thuốc bổ" của mẹ