Viêm tai giữa chảy mủ thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, đau tai, bỏ bú, quấy khóc, kèm theo chảy mũi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng như viêm xương chũm, viêm tai giữa mạn tính,…
Dưới đây là một số bài thuốc uống và thuốc nhỏ có thể áp dụng để chữa viêm tai giữa chảy mủ.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa chảy mù từ phèn chua và ngũ bội tử
Sự kết hợp giữa phèn chua và ngũ bội tử giúp chữa viêm tai giữa chảy mũ khá hiệu quả.
- Nguyên liệu gồm ½ lạng phèn chua và ½ ngũ bội tử.
- Cách làm: cho hai nguyên liệu trên lên một miếng sắt và để lên bếp đun đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội. Lấy phần màu trắng đem nghiền nhỏ như cám rồi cho vào một chiếc lọ.
- Cách dùng: Vệ sinh tai bằng oxy già trước khi thổi thuốc, lau thật sạch tai. Cuộn một tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu (một đầu vừa với lỗ tai). Sau đó cho thuốc vào đầu của một chiếc tẩu và thổi vào tai bị viêm chảy mủ.
Dùng liên tiếp như vậy trong 3 ngày. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào sáng và tối. Lượng thuốc mỗi lần dùng bằng 1 hạt đậu xanh.
Lưu ý khi áp dụng bài thuốc này bạn phải dừng các loại kháng sinh trước 24h. Khi sử dụng thuốc thì có thể sử dụng các loại thuốc như long đờm, giảm sốt. Bài thuốc này chỉ áp dụng cho viêm tai giữa chảy mủ, nếu chưa chảy mủ thì không được dùng.
Bài thuốc chữa viêm tai bằng nhỏ thuốc tai
Bài thuốc này sử dụng các loại thảo dược là trần bì, cây ngũ sắc, thạch xương bồ, thương nhĩ tử mỗi vị 16g. Cho các nguyên liệu này vào ấm và thêm 150ml nước rồi đun sôi lấy 50ml. Rót nước thuốc ra bát để nguội rồi dùng bông lọc cho trong nước, đóng vào lọ. Cho thuốc vào ngăn mát tủ lạnh đẻ dùng dần. Mỗi ngày nhỏ vào tai 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đường uống
Bài thuốc này sử dụng các thảo dược: thạch xương bồ, xuyên khung, bạch linh mỗi vị 12g, đương quy 15g, bán hạ, hương phụ, hồng ha, mần tưới, sài hồ mỗi vị 10g. Sắc các nguyên liệu lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Uống liên tiếp trong 10 ngày hết 1 liệu trình.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng bài thuốc khác gồm các loại thảo dược là cây cứt lợn, bạch truật, bạch linh, chi tử, kinh giới, mẫu lệ, phòng sâm, sài đất, hoàng kì mỗi vị 5g, thổ phục linh, đinh lăng, hạ khô thảo mỗi vị 6g. Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang và chia thành 3 lần.
Đối với các bài thuốc trên, nếu áp dụng bạn phải lấy đúng nguyên liệu và đủ liều lượng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, điều trị nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng viêm tai giữa.