Những trò chơi kích thích sự phát triển của bé trong năm đầu tiên

( PHUNUTODAY ) - Mẹ nào cũng muốn con mình được phát triển toàn diện, vì vậy trong những năm đầu của bé mẹ cần tập cho bé chơi những trò chơi kích thích sự phát triển của bé.

Với bắt đồ vật

Lúc này bé đã biết lẫy, biết vươn người để tóm lấy món đồ bé thích rồi. Cha mẹ hãy cùng bé chơi trò chơi: Để những món đồ chơi xa tầm với của bé, sau đó vỗ tay khuyến khích hoặc gợi ý để bé trườn lên lấy đồ chơi. Khi phát hiện ra mục tiêu, bé sẽ nhanh chóng lắc mình, cuộn người hoặc làm mọi cách để tiến đến chỗ đó. Việc của cha mẹ là cổ vũ bé tiến lên thôi.

Tay nào có, tay nào không

Đây là giai đoạn mà bé có thể quan sát và truy tìm dấu vết của đồ vật. Mẹ có thể cùng bé chơi trò chọn tay nào có, tay nào không. Đơn giản là mẹ để đồ chơi vào lòng bàn tay mẹ, sau đó nắm chặt tay lại nhưng không để bé nhìn thấy rồi đưa 2 tay ra và đề nghị bé tìm xem tay nào mới có món đồ bên trong.

Ghép hình khuôn mặt

Bé có thể nhận ra khuôn mặt của những người thân trong gia đình rồi. Mẹ hãy chơi trò nhận diện khuôn mặt thông qua các miếng cắt từ hình ảnh của ông, bà hay chính bố, mẹ bé. Sau đó để riêng ra và hướng dẫn bé ghép lại sao cho đúng với từng người.

Trò chơi bắt chước âm thanh

Bé có thể bắt chước hay “nhại” theo được một số âm thanh mà cha mẹ phát ra hoặc bé nghe thấy được. Mẹ có thể bật những bài hát có nhiều âm thanh như tiếng kêu của các con vật để cho bé bắt chước theo.

Chơi với cát và nước

Có thể trẻ chỉ đang tận hưởng sự thú vị của hoạt động đổ nước, xây cát và phá vỡ mô hình cát, nhưng nhóm các trò chơi với cát và nước có thể cung cấp cho trẻ kiến thức về bài học khoa học đầu đời.

Khi đó, trẻ sẽ được tìm hiểu về đặc điểm, trọng lượng, hiện tượng phản ứng của chất rắn và chất lỏng: đó chính là lời mở đầu cho bộ môn vật lý cơ bản.

Hiệu quả giáo dục của các hoạt động với cát và nước có thể được nâng cao nếu trẻ được tiếp xúc với càng nhiều sự vật và hoạt động, như đổ đầy cát vào một cái bát hay thả một vật thể vào nước để kiểm tra trạng thái chìm - nổi của vật thể đó.

Xây và phá

Với hoạt động này, trẻ không chỉ học được cách đếm số khối hộp, vòng tròn hay cốc xếp hình trong ngọn tháp trẻ đang xây, mà còn có cơ hội tiếp xúc với các khái niệm mới như nhiều hơn – ít hơn và cao hơn – thấp hơn.

Nhận thức của trẻ với trò chơi này sẽ dần được nâng cao, chẳng hạn, trẻ sẽ nhận thấy một tòa tháp cột đôi được xếp từ hai hộp khối có cùng số hộp khối với một tòa tháp bốn hộp khối, mặc dù một trong hai tòa tháp đó cao hơn tòa tháp còn lại rất nhiều.

Tác giả: Nguyen Thi Thuy Trang