Những trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế
Một số người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình đóng trong vòng 1 năm nhưng sau đó tìm được công việc và phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Liệu trường hợp này họ có thể lấy lại những tháng đóng BHYT chưa sử dụng hay không?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, theo Khoản 2 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định. Thứ tự của các đối tượng đóng BHYT được quy định tại Điều 12 của Luật này. Căn cứ theo 2 điều khoản trên, đối tượng tham gia BHYT theo đơn vị đang công tác xếp trước đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Do đó, khi đi làm, người lao động phải đóng BHYT bắt buộc theo hợp đồng lao động ở nơi làm việc.
Về việc hoàn trả tiền đóng BHYT, BHXH Việt Nam cho biết, việc này được quy định tại Điều 20 văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam. Theo đó, có 2 nhóm tham gia BHYT có thể được hoàn trả tiền đóng BHYT là nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Người đang tham gia BHYT theo 2 nhóm trên được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 3 trường hợp cụ thể:
- Người tham gia BHYT theo 2 nhóm trên nhưng sau đó được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó.
- Người được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT.
- Người tham gia bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.
Như vậy, trường hợp người lao động thuộc trường hợp nêu trên sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT hộ gia đình. Thời điểm hoàn trả là kể từ ngày thẻ BHXH doanh nghiệp có giá trị sử dụng đến hết thời hạn giá trị sử dụng ghi trên thẻ BHYT hộ gia đình. Theo quy định, người tham gia phải liên hệ với cơ quan BHXH nơi tham gia BHYT hộ gia đình (Đại lý thu UBND phường hoặc Đại lý thu Bưu điện) để được hướng dẫn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) làm thủ tục hoàn trả số tiền đóng BHYT. Còn việc nhờ người thân nhận tiền hoàn trả BHYT giùm, theo BHXH Việt Nam, chị Phương phải có giấy ủy quyền cho người thân nhận giùm theo quy định của pháp luật.
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, như sau:
- Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở).
- Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở).
- Người thứ tư: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở).
- Người thứ năm trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).
Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau:
- Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm.
- Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm.
- Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm.
- Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm.
- Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ tháng 12/2023: Ai tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được trợ cấp 3-5 triệu/tháng có đúng không?
-
Bắt đầu từ 12/2023: 3 thay đổi liên quan đến khám chữa bệnh BHYT, người dân cần biết sớm
-
Kể từ tháng 11/2023: Quy định mới về giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, ai cũng cần biết
-
3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng, đóng tiền đầy đủ vẫn không được thanh toán viện phí
-
Kể từ tháng 12: Người dân đi khám BHYT sẽ có 1 quyền lợi lớn, ai không biết là thiệt thòi