Kể từ tháng 12: Người dân đi khám BHYT sẽ có 1 quyền lợi lớn, ai không biết là thiệt thòi

17:41, Thứ ba 21/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Khi đi khám chữa bệnh BHYT vào tháng 12, người dân có thể dùng thêm một tiện ích lớn.

Bảo hiểm y tế là gì?

“BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm phải tham gia theo quy định của Luật BHYT”.

Nói cụ thể hơn, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập hàng tháng của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào Quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý nhằm mục đích giúp mọi thành viên tham gia Quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSK khi người tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh (KCB), cơ quan BHXH thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT.

bhyt7

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế hiện nay có 2 loại là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc gồm có các nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình; trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều này.

Những đối tượng không thuộc một trong những trường hợp trên thì việc tham gia bảo hiểm y tế dựa trên sự tự nguyện.

bhyt

Người dân không cần mang thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi

Ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Nghị định đã quy định về sử dụng giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 và xác thực điện tử khi tham gia khám, chữa bệnh.

Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân. Trong khi đó, khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP yêu cầu khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế.

Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh, ngoài việc phải xuất trình một trong các giấy tờ như giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; giấy xác nhận của Công an cấp xã; giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác, Nghị định 75/2023/NĐ-CP còn cho phép người bệnh xuất trình giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Như vậy, nếu giấy tờ đã được tích hợp trên VNeID, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh giấy tờ trên đó để làm thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT.

Vậy, người dân khi đi khám BHYT từ 03/12/2023 có thể sử dụng các loại giấy tờ như:

- Thẻ BHYT giấy.

- Thẻ CCCD gắn chíp thay thẻ BHYT giấy.

- Ứng dụng VssID thay thẻ BHYT giấy.

- Ứng dụng VNeID thay thẻ BHYT giấy.

Để dùng ứng dụng định danh điện tử VNeID đi khám bệnh thay cho thẻ BHYT bằng giấy, trước tiên phải tích hợp thông tin thẻ BHYT vào ứng dụng VNeID.

Để được tích hợp thông tin BHYT trên ứng dụng này, công dân cần phải đăng ký đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại cơ quan Công an nơi thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.

Sau khi đăng ký được tài khoản định danh mức 2, để tích hợp thẻ BHYT cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID.

Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”. Rồi bấm chọn “Tích hợp thông tin”.

Bước 3: Chọn “Tạo mới yêu cầu”.

Bước 4: Bấm vào dấu mũi tên và chọn “Thẻ BHYT”.

Bước 5. Nhập số thẻ BHYT và nhấn chọn “Gửi yêu cầu”.

Sau đó, kiểm tra lại yêu cầu bằng cách vào “Ví giấy tờ”, bấm chọn “Thẻ BHYT”.

Sau khi bước tích hợp được thực hiện thành công, công dân có thể sử dụng thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng định danh điện tử VNeID để thay cho thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: BHYT quyen loi