Không lau khô mặt ngoài của nồi cơm
Nước đọng ở bên ngoài phần ruột nồi sẽ gây ra tiếng nổ lộp bộp khi nấu, làm giảm tuổi thọ của nồi, thậm chí dễ gây cháy chập rơ le. Do đó, bạn nên lau khô mặt ngoài và đáy ruột nồi cơm trước khi đặt vào nồi cơm điện.
Dùng 1 tay đặt nồi con vào nồi cơm điện
Dùng một tay đặt phần nồi nấu vào bên trong dễ gây trầy xước, méo rơ le, làm tỏa nhiệt không đều, ảnh hưởng đến chất lượng của cơm. Vì thế, bạn nên dùng cả hai tay để đặt phần ruột vào nồi cơm điện, cân chỉnh để đĩa nhiệt tiếp xúc tốt nhất.
Bít lỗ thoát hơi
Lỗ thoát hơi của nồi cơm diện bị bít có thể gây ra cháy nổ. Do đó, trước khi nấu, bạn hãy kiểm tra kỹ phần này. Không nên mở nắp khi nấu. Khi cơm chín, có thể mở nồi để xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại chờ đến khi ăn thì đem ra.
Nhấn nút "Cook" nhiều lần
Một số người muốn hâm nóng cơm liên tục nên ấn nút "Cook" nhiều lần, tuy nhiên việc này dễ khiến rơ le nhiệt của nồi cơm bị hỏng. Duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ khiến nồi cơm bị nhảy nút quá sớm hỏng quá trễ, ảnh hưởng đến chất lượng của cơm.
Dùng thìa kim loại để xới cơm
Các loại nồi cơm điện hiện nay đều có lớp bảo vệ hoặc lớp chống dính. Việc sử dụng thìa, đũa kim loại để xới cơm sẽ làm trầy xước, bong tróc lớp bảo vệ này. Do đó, bạn chỉ nên dùng muỗng, đũa bằng gỗ hoặc nhựa để lấy cơm.
Nấu món khác với nồi cơm điện
Bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để hấp bánh, nấu xôi, cháo, luộc rau nhưng không nên chế biến các món hầm, xào vì làm nồi nhanh hỏng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cống nhà vệ sinh bị tắc do tóc, chỉ cần chỉ nguyên liệu này vào, sau nửa tiếng điều bất ngờ xảy ra
-
7 thứ tuyệt đối không được đổ xuống cống nếu không muốn mất tiền gọi thông tắc
-
Bảo quản hành, tỏi khô cả năm không bị mốc hỏng hay mọc mầm nhờ mẹo đơn giản này
-
Làm bước này trước khi rán, nem vàng giòn, để lâu không ỉu
-
Mẹo cọ rửa xoong nồi bị cháy sạch bong kin kít trắng tinh như mới