Điều ấn tượng về Hốt Tất Liệt
Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn - vị hoàng đế đầu tiên của đến chế Mông Cổ. Cha của Hốt Tất Liệt là Đà Nguyên. Hốt Tất Liệt là người con thứ hai của Đà Lôi với vợ cả. Ít ai biết rằng Hốt Tất Liệt chào đời khi Mông Cổ đang giao chiến với quân Kim. Sự ra đời của Hốt Tất Liệt tại chiến trường là điềm báo cuộc đời ông gắn chặt với vận mệnh quốc gia. Đây là một trong số những điều ấn tượng về Hốt Tất Liệt.
Năm 1271, Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên. Đến năm 1279, quân đội của Hốt Tất Liệt tiêu diệt nhà Nam Tống (1127-1279) và thống nhất Trung Quốc. Trước khi trở thành người đứng đầu Mông Cổ, Hốt Tất Liệt đã có cuộc tranh giành quyền kế vị với người em trai là A Lý Bất Ca. Với trí thông minh, trượng nghĩa, tài cầm quân xuất chúng, Hốt Tất Liệt đã giành chiến thắng trong cuộc chiến vương quyền kéo dài 4 năm trên.
Trong thời gian cầm quyền, Hốt Tất Liệt đã dung hòa nhiều tôn giáo chung sống hòa bình với nhau như Phật giáo, đạo Hồi. Hốt Tất Liệt là người theo đạo Phật. Vị hoàng đế này không chỉ quan tâm đến Phật giáo mà còn chú ý đến sự phát triển của đạo Kitô trên thế giới. Hốt Tất Liệt còn mời các sứ giả truyền đạo Kitô vào Trung Quốc để truyền bá tôn giáo.
Trong triều đại của Hốt Tất Liệt, Con đường Tơ lụa, tuyến đường giao thương với phương Tây, đã có sự phát triển rực rỡ. Hốt Tất Liệt còn cho người bảo vệ an toàn cho những đoàn thương nhân của Mông Cổ lẫn người nước ngoài khi đi qua con đường này.
Không chỉ chinh phục các nước cận kề với Mông Cổ thành nước chư hầu, Hốt Tất Liệt còn muốn thôn tính cả Nhật Bản, Đại Việt, Bagan và Java nhưng không thành công.
Nữ chiến binh khiến Hốt Tất Liệt cũng phải nể phục là ai?
Hốt Thốc Luân còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Aigiarne, Khotol Tsagaan hay Aiyurug (đều có nghĩa là Ánh trăng). Hốt Thốc Luân sinh vào khoảng những năm 1260 đến 1270. Cha của bà là Hải Đô, là cháu của Oa Khoát Đài và cũng là một người anh em họ của Hốt Tất Liệt.
Hốt Thốc Luân chọn cách sống du mục như tổ tiên của bà. Bà được cha nuôi dạy như người dân du mục chính hiệu, nghĩa là bà được học đấu vật, cưỡi ngựa, bắn cung. Bà là một nhân tài trong những bộ môn này. Trong sử sách cũng đề cập rằng bà được coi là nữ chiến binh Mông Cổ xuất sắc nhất. Không chỉ giỏi võ nghệ, Hốt Thốc Luân còn có tài thao lược, cha của bà cũng thường xuyên tham khảo ý kiến của bà khi có việc quân.
Tương truyền là, khi Hốt Thốc Luân đến tuổi gả chồng, cha của bà có ý muốn kén rẻ. Nhưng bà đã từ chối và ra điều kiện rằng ai thắng mình đấu vật sẽ lấy người đó, còn nếu bà thắng, người kia sẽ phải trả cho bà 100 con ngựa.
Kết cục của lần kén rể này là không ai có thể thắng được Hốt Thốc Luân. Bà thậm chí còn được hơn 10.000 con ngựa sau khi hạ gục những người tới ứng tuyển. Trong cuốn sách của Marco Polo, Hốt Thốc Luận được mô tả là một chiến binh bất bại. Bà có thể đánh bại những chiến binh giỏi nhất, dễ dàng tiến vào lòng quân địch để lấy thủ cấp tướng.
Thậm chí trong một trận đánh với quân của Hốt Tất Liệt, bà đã nhanh chóng bắn hạ 3 đại tướng địch giúp cho quân của cha mình chiếm lại một số vùng đất trọng yếu của Tân Cương. Bà là nỗi ám ảnh một đời của vị vua nhà Nguyên. Vào những năm cuối đời, cháu nội Thành Cát Tư Hãn - Hốt Tất Liệt đã từng treo thưởng tới 10 vạn lượng vàng cùng 1000 con ngựa chiến cho bất cứ ai lấy được đầu của Hốt Thốc Luân.
Truyền thuyết của Mông Cổ kể lại rằng, có tới 7 sát thủ được cử tới để ám sát bà nhưng tất cả đều bị Hốt Thốc Luân đánh bại và bắt làm tù binh. Điều này cũng cho thấy rằng danh tiếng của bà không phải là lời đồn và càng khẳng định việc Hốt Tất Liệt rất coi trọng tài năng của Hốt Thốc Luân.
Tác giả: Mộc
-
Bí mật giấu kín của Hoàng hậu có xuất thân cao quý nhất triều Thanh
-
Thúy Hạnh mong mỏi từng ngày để được trở về nhà sau 3 tháng mắc kẹt tại Phú Quốc
-
Phật dạy: 4 thói quen đơn giản nhưng có sức mạnh chuyển biến vận mệnh, thay đổi cuộc đời
-
Đàm Thu Trang khoe 9 outfit sang chảnh bên siêu xe, ông xã lập tức vào "thả tim"
-
Ít ai ngờ rằng, chỉ cần phạm 1 trong 5 hành vi này, phúc khí sẽ bị chiết giảm, hao tài tốn của