Một số nguyên nhân gây khô miệng
Uống quá ít nước
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khô miệng là do uống không đủ nước. Cơ thể người chứa đến 70% là nước. Theo khuyến nghị, mỗi người không nên uống ít hơn 1,5 lít nước/ngày.
Tuy nhiên, có nhiều người không thích uống nước hoặc quá bận rộn nên không có thời gian uống nước. Khi đó, cơ thể sẽ bị thiếu đi lượng nước cần thiết. Trong khi thời gian ngủ kéo dài, lượng nước mất đi càng nhiều, tình trạng khô miệng càng dễ xuất hiện.
Ngủ há miệng hoặc ngủ ngáy
Há miệng hoặc ngủ ngáy cũng là một nguyên nhân khiến miệng và họng bị khô. Khi há miệng, việc tiết nước bọt dưới lưỡi sẽ bị cản trở. Trong thời gian ngủ dài, không có chất lỏng được tiết ra dưới lưỡi, miệng và họng tiếp xúc lâu với không khí sẽ gặp tình trạng bị khô.
Uống thuốc
Một số loại thuốc có ảnh hưởng tới nước và chất điện giải trong cơ thể. Uống thuốc trước khi ngủ có thể gây ra tác dụng phụ là khiến cơ thể mất nước và tạo cảm giác khát.
Do đó, khi dùng thuốc, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có các phản ứng bất thường với thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ.
Nếu đã thay đổi các vấn đề trên nhưng vẫn gặp tình trạng khô miệng, thậm chí đi kèm cảm giác đắng miệng và miệng có mùi hôi thì bạn cần chú ý đến những căn bệnh dưới đây:
Bệnh gan và túi mật
Gan có chức năng dự trữ máu, giải độc, hỗ trợ túi mật tiết ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn.
Khi chức năng gan suy giảm hoặc gan bị tổn thương, túi mật cũng không thể hoạt động bình thường và gây ra hiện tượng trào ngược dịch mật.
Khi đó, dịch mật sẽ chảy ngược vào thực quản, đi lên cổ họng và gây ra tình trạng đắng miệng, khô miệng.
Nếu không được thăm khám sớm, bệnh có thể phát triển thành viêm túi mật, xơ gan...
Bệnh tiểu đường
Khô miệng, thường xuyên khát nước là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Khi đường huyết tăng cao, một lượng lớn glucose tích tự ở dịch ngoại bào sẽ làm ảnh hưởng tới áp suất thấm thấu và đưa cơ thể vào trạng thái thiếu nước.
Nếu thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước và ban đêm, cần phải uống thêm nước, bạn nên cảnh giác với tình trạng tăng đường huyết và nguy cơ mắc tiểu đường.
Bệnh thận
Chức năng thận suy giảm cũng có thể gây ra hiện tượng đắng miệng. Nếu sau khi ngủ dậy bạn cảm thấy đắng miệng kèm các triệu chứng như đau thắt lưng, sưng eo, phù toàn thân thì nên cảnh giác với bệnh thận.
Để khắc phục tình trạng đắng miệng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, tránh ăn quá cay hoặc quá mặn; nên nghỉ ngơi sớm và đầy đủ, không thức khuya, không làm việc quá sức; giữ vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng, súc miệng thường xuyên.
Nếu đã thực hiện những biện pháp này nhưng hiện tượng khô miệng, đắng miệng không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và sớm phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 thời điểm trong ngày dễ tăng cân nhất, chị em không "giữ miệng" đúng lúc bảo sao cân tăng vù vù
-
4 dấu hiệu bất thường vào buổi sáng cho thấy xơ gan, K gan đến rất gần: Chỉ gặp 1/4 cũng đừng chủ quan
-
Không té ngã hay va đập, đột nhiên xuất hiện vết bầm tím trên da: Coi chừng 5 bệnh nguy hiểm
-
6 dấu hiệu không đau cảnh báo sớm về tuyến giáp mà phụ nữ thường bỏ qua, nhiều người đi khám thì đã muộn
-
Phụ nữ đang 'cạn kiệt' estrogen có 5 biểu hiện, bổ sung ngay 4 món để nội tiết dồi dào, da dẻ hồng hào