Nước mắm là linh hồn của ẩm thực Việt. Bởi để tạo ra bất cứ món ăn ngon nào chúng ta cũng không thể thiếu loại gia vị này. Nước mắm thường được dùng trong nêm nếm, chấm thực phẩm. Một chén nước mắm đặt ở giữa mâm là đặc trưng mâm cơm của người Việt.
Tuy nhiên, lượng muối trong nước mắm tương đối cao. Thống kê cho thấy trong 100g nước mắm có chứa khoảng 7.720mg natri. Tiêu thụ quá nhiều natri có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp, hại dạ dày, gây nên các bệnh tim mạch...Nước mắm tuy ngon, hấp dẫn thật nhưng những kiểu người này sử dụng nước mắm có thể gây bệnh tật, "rước họa vào thân".
1. Trẻ dưới một tuổi
BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cảnh báo trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không được sử dụng nước mắm. Lý do là bởi thận của trẻ sơ sinh vẫn còn khá non nớt, chưa hoàn chỉnh nên không phù hợp với độ mặn của mắm. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên cho con sử dụng các sản phẩm có tác dụng điều vị như mỳ chính, hạt nêm.
2. Người mắc bệnh thận, bệnh tim
Nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, suy thận,… và sẽ khiến sức khỏe của nhóm người này trở nên trầm trọng hơn. Đáng nói, người bị huyết áp cao ăn quá mặn dễ bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và có thể gây ra những tai biến khác.
Những người mắc bệnh trên bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Ngoài ra, các bệnh nhân này còn phải kiêng các thức ăn nhiều muối như nước tương, mắm tôm...Vì vậy, nếu mắc bệnh này, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn mắm. Việc sử dụng mắm tùy tiện có thể khiến họ phải gánh những hậu quả tai hại.
3. Bệnh nhân tiểu đường
Ths.Bs Đào Thị Yến Phi (trưởng bộ môn Dinh Dưỡng - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết người mắc bệnh tiểu đường sẽ thường đi kèm với việc tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch. Chính vì thế, nhóm người này cần phải kiểm soát tốt mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể và cần ăn càng nhạt càng tốt. Họ không nên dùng muối, mắm, các loại gia vị giàu natri.
Lưu ý khi sử dụng nước mắm:
- Không nên đun nước mắm quá lâu vì mùi vị của mắm sẽ bị bay mất, đồng thời vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi, làm lãng phí dinh dưỡng.
- Mỗi người khỏe mạnh có thể dùng 26g nước mắm mỗi ngày.
- Chỉ sử dụng loại nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Khi mua, bạn nên chọn mắm có vị mặn gắt nhưng thơm nồng, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi. Nếu thấy chai mắm có cặn ở đáy thì đây là dấu hiệu kết tủa muối và phụ gia, không nên dùng.
- Không dùng chung bát mắm với người khác vì có thể làm lây lan vi khuẩn HP gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày. Do đó mỗi thành viên trong gia đình cần có bát chấm riêng.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Phụ nữ tuổi 40 muốn trẻ mãi không già: Chăm ăn 4 món tăng collagen, 2 món dù ngon cũng nên "nhịn miệng"
-
Uống mật ong vào buổi sáng tốt cho tiêu hóa: Nhưng nếu uống loại nước này lợi ích nhiều gấp ba lần
-
5 bộ phận ở nam giới lông càng "rậm rạp" càng tốt, thận khỏe, giỏi "chuyện ấy"
-
Phụ nữ chăm sóc vùng kín nhớ tránh 3 việc cấm kỵ, nhiều người tưởng tốt mà hóa hại
-
6 thực phẩm giúp xương chắc khỏe mỗi ngày, nhất là loại thứ 2