Ông bố cầm 20 quyển sổ đỏ đi tuyển vợ cho con trai, lý do là gì?

( PHUNUTODAY ) - Ông bố mang 20 quyển sổ đỏ đi tuyển vợ cho con trai, nhiều người cho rằng gia đình "khoang trương gia thế", nhưng lý do phía sau không phải như vậy.

Mang 20 quyển sổ đỏ đi hỏi cưới cho con trai

Theo đó, sự việc đặc biệt này mới diễn ra tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Cụ thể, người đàn ông đứng tuổi họ Vương đã đem 20 quyển sổ đỏ tới trung tâm để nhờ phía mai mối tuyển vợ cho con trai.

Sự việc này ngay khi đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng 20 quyển sổ đỏ đó chưa chắc toàn bộ đã là "hàng thật", đồng thời cũng có không ít người cho rằng gia đình người đàn ông này làm quá để phô trương thanh thế.

Theo chia sẻ của nhân viên trung tâm mai mối cho biết, ban đầu anh cũng cảm thấy nghi ngờ và cho rằng 20 quyển sổ đó sẽ có số giả. Tuy nhiên, ngay lập tức ông Vương khẳng định rằng tất cả số sổ đỏ này hoàn toàn hợp pháp, thậm chí còn tuyên bố rằng: "Nếu không tin cậu có thể tự mình kiểm tra, nếu nửa lời gian dối tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật". Không những vậy ông Vương còn nói rằng, chỉ cần tìm được vợ cho con trai ông sẽ sang tên 20 miếng đất này cho 2 vợ chồng con trai ngay lập tức.

Vì sao ông bố đưa của hồi môn đắt giá như vậy?

Nhân viên của trung tâm mai mối ban đầu nghe xong thì cũng cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng sau khi hỏi rõ được nguyên nhân thì đều hết lời khen ông Vương tâm lý. Theo đó, nhân viên cho biết, lý do ông Vương mang 20 quyển sổ đỏ đến như vậy hoàn toàn không phải để khoe khoang nhà mình giàu có, mà mục đích chỉ để chứng minh nhà trai kinh tế ổn định có thể chăm lo cho con dâu tương lai tốt nhất có thể.

Vì hiện nay mức thách cưới ở Trung Quốc cũng không hề thấp. Muốn cưới được vợ phía người chồng phải có nhà, có xe, có tiền sính lễ, trung bình để cưới được vợ cũng mất khoảng 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ VNĐ). Do đó, số sổ đỏ mà ông Vương mang tới chỉ thể hiện thành ý chứ cũng không phải khoe khoảng thể hiện gia đình.

Hơn nữa, ông Vương cũng thành thật chia sẻ rằng, cậu con trai của ông năm nay 24 tuổi, công việc của con trai ông là lập trình viên, bình thường đã hiền lành lại làm nghề đặc thù nên cực kỳ ít nói. Công việc hàng ngày bận rộn nên con trai ông chẳng có thời gian mở rộng các mối quan hệ bên ngoài, nên đến giờ vẫn "ế". Chính vì vậy ông Vương hiện tại vô cùng sốt ruột và lo lắng cậu con trai duy nhất sẽ không lấy được vợ, do đó ông mới phải giúp con tìm đối tượng để tìm hiểu dần.

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận cho rằng:

"Mức thách cưới ở Trung Quốc càng ngày càng cao, không biết có đủ tiền mà lấy vợ không nữa."

"Đúng là với mức tiền thách cưới hiện nay, chắc tôi đi làm 10 năm nữa mới đủ tiền lấy vợ."

Tiền thách cưới cao ngất ngưởng

Quà thách cưới và tục trao của hồi môn bắt nguồn từ phong tục hôn nhân của người Trung Quốc từ lâu đời, đặc biệt là ở vùng nông thôn, như một dấu hiệu của thiện ý từ gia đình chú rể.

Nhiều thập kỷ trước, quà thách cưới chỉ đơn thuần là một món quà tượng trưng và có thể đơn giản là bình giữ nhiệt hoặc một số bộ ga gối. Sau này, nó trở thành “ba món quà” tiêu chuẩn gồm một chiếc đồng hồ, một chiếc xe đạp và một chiếc máy khâu. Vào những năm 1980, các món quà này trở thành các thiết bị điện như TV, tủ lạnh hoặc máy giặt.

Tuy nhiên, ngày nay, quà thách cưới tại Trung Quốc chở thành một yếu tố vô cùng xa xỉ. Đối với nhiều gia đình, một chiếc xe hơi và một căn hộ đã trở thành thứ phải có. Truyền thống giờ đây đã đi lạc khỏi mục đích ban đầu của nó và khiến nhiều gia đình nông thôn phải đối mặt với sự điêu đứng về tài chính.

Lấy vợ cho con trai có thể khiến gia đình mất số tiền tiết kiệm cả năm, thậm chí nhiều năm và kéo họ vào nợ nần chồng chất. Đặc biệt, mức tiền thách cưới ở nông thôn Trung Quốc đã tăng chóng mặt.

Những người mai mối ở nông thôn được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến khoản chi này đột biến. Một số người mai mối nhận tới 10% tiền sính lễ.

Mai mối vẫn là một phần thiết yếu của quá trình kết hôn ở nông thôn Trung Quốc. Họ được giao phó công việc mai mối cho các cặp đôi và điều hướng các phong tục phức tạp để hoàn tất thỏa thuận giữa hai gia đình về của hồi môn cho cô dâu và các chi tiết nghi lễ. Ý kiến của các nhà mai mối chuyên nghiệp luôn được tôn trọng.

Những người mai mối thường có xu hướng là phụ nữ trung niên, những người hiểu rõ những người độc thân trong làng và đóng vai trò là trạm thu thập thông tin.

Nhiều người mai mối lợi dụng sự thiếu thông tin giữa hai bên gia đình để tự ý nâng giá cô dâu nhằm thu hoa hồng cao hơn.

Tác giả: Mộc