1. Quá vui mừng sẽ dẫn đến lỡ lời
Niềm vui đến, khi hào hứng chia sẻ cảm xúc của mình với xung quanh, tuyệt đối đừng để mất đi sự thận trọng trong lời nói. Bằng không, sẽ trở nên tự mãn và kiêu ngạo, làm tổn thương người khác, đắc tội với tiểu nhân, thêm thù bớt bạn. Sau này, làm việc gì cũng khó, như bị đá cản đường.
2. Quá tức giận dễ đến phi lễ
Khi tức giận, đừng để bản thân mất kiểm soát. Không điều khiển được lời nói và hành vi sẽ dẫn đến hành xử thô lỗ, đặc biệt là với bề trên. Vậy nên khi tức giận, hãy im lặng, để ngọn lửa đỏ trong lòng nguội lạnh, mới có thể tỉnh táo đưa ra quyết định sáng suốt.
3. Quá đau buồn dễ dẫn đến thối chí
Con người dù đau buồn đến đâu, cũng tuyệt đối không được tuyệt vọng, sa sút tinh thần, thối chí, không cầu tiến. Cuộc sống luôn có một quy luật: Không có chiếc bánh nào rơi từ trên trời xuống cả. Đằng sau rất nhiều niềm vui là những cái bẫy ẩn mình. Thế nên thay vì ngồi một chỗ chờ chết, hãy đứng lên và hành động.
4. Quá tính toán dễ mất đi chân tình
Sống quá tính toán, chi li từng cắc từng đồng sẽ khiến bạn bè, thậm chí là người thân cảm thấy tù túng và mệt mỏi. Trong các mối quan hệ thân mật, thứ dễ phá hủy đi tình cảm đó là sự tính toán. Thay vào đó, hãy hết lòng, yêu thương chân thành, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
5. Quá u mê trong men rượu dễ làm chuyện thất đức
Men rượu sẽ khiến tâm người u mê, nhuốm chàm, dẫn đến làm việc thất đức. Bởi uống nhiều rượu dễ khiến bản thân mất kiểm soát, phun lời tà đạo, làm điều sằng bậy, mất đi cốt cách của mình, thậm chí còn gây hại cho người khác.
6. Quá lộng ngôn, lòng người không tín phục
Một lời nói ra, nặng tựa như núi Thái Sơn. Người càng thích ba hoa, sẽ khó có được sự tín nhiệm của người khác, thậm chí còn bị gièm pha, nói xấu sau lưng. Đừng hứa hẹn những việc không thể làm. Đừng khoác lác những chuyện không hề có. Hãy sống khiêm tốn và tự tin là chính mình.
7. Quá tham vọng dẫn đến họa sát thân
Người xưa có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi” quả là không sai. Không ai đánh thuế ước mơ, nhưng tuyệt đối nên biết điểm dừng. Nguyện vọng quá nhiều, nhưng không đạt được, sẽ bị dày vò sống không bằng chết. Ham muôn quá cao, không thấy bờ thấy đáy, sẽ làm những chuyện táng tận lương tâm. Làm người phấn đấu hết mình nhưng phải dừng lại đúng lúc. Như vậy, mới bảo toàn được bản thân và sống an yên.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
5 thói quen "xấu đau xấu đớn", nếu không thay đổi, dù thông minh cỡ nào cũng ch.ết trong muộn phiền
-
30 điều quan trọng giúp làm nên khí chất của phụ nữ tuổi trung niên
-
Vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo? Ý nghĩa thực sự của thờ cúng Phật Pháp
-
“Nghiệp là gì?” Đức Phật mỉm cười đưa ra đáp án khiến ai cũng bất ngờ: Đừng nghĩ, bạn đã hiểu đủ về nghiệp
-
Đời người đến tuổi 40 cần bỏ qua thắng thua, tìm đến 2 nhân tố cốt lõi để nửa đời còn lại bình an