1. Biết khen ngợi
Người quân tử thường chú trọng công việc, chu toàn cẩn thật, chăm chỉ hết mình, dẫn đến chẳng còn để tâm đến bất cứ điều gì khác. Vậy nên, họ thường trở nên khô khan, “tiết kiệm” quá mức lời khen, đặc biệt với cấp trên, đồng nghiệp. Điều này khiến người khác cảm thấy không được công nhận, và nghĩ họ là kiêu ngạo, không xem ai ra gì.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nói những lời ngon ngọt, dễ nghe, hào phóng quá mức lời khen ngợi. Người quân tử không xu nịnh, nhưng khen ngợi người khác đúng lúc sẽ tạo được thiện cảm, và kết giao được với những mối quan hệ có lợi.
2. Tạo niềm vui cho người khác
Cuốc sống này vốn nhiều áp lực, nhất là khi đi làm, phải bôn ba chiến đấu trầy trật vì “miếng cơm tấm áo”. Quân tử đừng để gánh nặng mưu sinh khiến các mối quan hệ xung quanh trở nên bế tắc, mệt mỏi. Hãy biết quan tâm đến người khác, tạo cho họ niềm vui bất ngờ, đặc biệt là với cấp trên, đồng nghiệp. Chắc chắn con đường hoạn lộ của bạn sẽ trở nên hanh thông đáng kể.
3. Chú trọng vẻ bề ngoài
Quân tử đừng chỉ biết tu dưỡng đạo đức mà bỏ qua vẻ bề ngoài. Người thông minh, bản lĩnh luôn tươm tất diện mạo. Nên nhớ, vẻ bề ngoài là cách tạo được thiện cảm nhanh chóng và bền vững nhất với mọi người xung quanh. Dù bận rộn đến đâu, đừng xuề xòa. Dù nghèo đói đến đâu, đừng rách nát. Đơn giản nhưng lịch sự luôn nhận được sự tôn trọng.
Người quân tử hãy linh hoạt như nước
Người quân tử muốn làm nên nghiệp lớn, hãy sống và làm việc linh hoạt như nước. Biết thời biết thế, quan sát trước sau, nhu cương đúng lúc, ta sẽ rèn luyện được khả năng ứng biến nhanh chóng trong công việc. Quan trọng hơn, còn nắm bắt được những cơ hội ngàn vàng để thăng tiến, cải biến khó khăn, trở nên quyết đoán.
Cuộc sống càng thay đổi, công việc càng nặng nề áp lực. Nếu thiếu linh hoạt, ta sẽ dễ dàng nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, và khó hình thành mối quan hệ xã hội tốt - một yếu tố quan trọng để giúp ta đạt được thành công.