Phòng bệnh hen suyễn ở trẻ khi giao mùa

( PHUNUTODAY ) - Thời tiết thay đổi cũng khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh liên quan đến hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn. Vậy khi trẻ hen suyễn cần phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin ngay dưới đây nhé!

Hen suyễn là căn bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Hen suyễn ở trẻ em làm cho các đường hô hấp bị sưng tấy, gây khó khăn cho trẻ khi thở. Hen suyễn là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ để có thể kịp thời ngăn chặn và điều trị sự tấn công của hen suyễn đối với con em mình.

Những triệu chứng và biểu hiện hen suyễn ở trẻ em

Mặc dù không có các triệu chứng cụ thể khẳng định chắc chắn trẻ bị hen suyễn nhưng các bậc phụ huynh nên cảnh giác nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sau:

 

+ Trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghet mũi khi trời lạnh, thơi tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm, áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục 10 – 15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.

_ Khi trẻ ăn các món lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng … trẻ có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực.

+ Khi tiếp xúc với thú nuôi, hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện khó thở, mệt nhọc.

+ Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm vào một thời điểm cố định nào đó trong năm, thường là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học vậy.

+ Trẻ khó thích nghi với trời lạnh hơn là trời nóng, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, khiến trẻ bị ho khó thở.

+ Đôi khi trẻ thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngắt quãng, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

Hướng dẫn cách phòng và điều trị dự phòng hen suyễn cho trẻ

1. Hãy tránh các yếu tố làm tái phát cơn hen phế suyễn:

Súc vật có lông như: chó, mèo

Khói thuốc lá

Bụi nhà và những nơi có bụi bặm

Các loại ve côn trùng, gián

Môi trường ẩm thấp

Phấn hoa

Vận động thể lực nhiều

Ngoài ra, khi thay đổi thời tiết từ nắng sang mưa hoặc ngược lại, các bậc phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý để hạn chế cho trẻ tối đa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

 

2. Nếu trong gia đình đã có người bị hen suyễn thì nên áp dụng các biện pháp sau:

Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc yêu cầu người hút không xuất hiện

Bọc đệm cho trẻ bằng loại ga chống bụi

Đưa chó/ mèo ra khỏi nhà

Tránh thuốc/ thức ăn đã được biết là làm cho hen xuất hiện như: tôm, cua, mực, asperin..

Dọn nhà cửa: thường xuyên lau nhà sạch sẽ, chú ý nơi ẩm thấp

Mùa thời tiết nóng bức không khí trong nhà ngột ngạt hoặc khi nấu ăn nên mở của cho không khí thoáng mát

Thường xuyên giặt ga gối, chăn…

Mùa lạnh để cho trẻ sinh hoạt nơi ấm áp hoặc mặc áo quần ấm cho trẻ

Khi hoạt động thể lực không nên khuyên trẻ hạn chế chơi đùa hoặc hoạt động thể thao/ nếu cần thì cho trẻ sử dụng thuốc dạng hít tác dụng nhanh

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh